Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nếu thấy dấu hiệu này, có thể con bạn đã mắc suy gan cấp

Khi trẻ được chẩn đoán suy gan cấp, cha mẹ thường lo lắng không biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Suy gan cấp ở trẻ em có khả năng tử vong đến 70%. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân và biểu hiện của bệnh suy gan cấp là vô cùng cần thiết.
1. Nguyên nhân gâysuy gan cấpở trẻ

Suy gan cấp xảy ra khi tình trạng gan mất chức năng, do các tế bào gan bị tổn thương và chết với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. chính vì vậy, suy gan cấp ở trẻ em thường nặng và có nguy cơ tử vong cao. ngày nay, với những tiến bộ của y học, đặc biệt là lọc máu, phẫu thuậtghép gan… đã đưa lại những cơ hội sống cho trẻ.

Tổn thương gây suy gan cấp có thể thứ phát sau tác động củavirus, thuốc, độc tố do các bệnh lý chuyển hóa hoặc các bất thường về miễn dịch. bệnh cảnh suy gan cấp tùy thuộc vào tuổi, đặc điểm của mỗi cá thể.

Nguyên nhân của suy gan cấp thay đổi tùy thuộc tuổi của trẻ

Đối vớitrẻ sơ sinh, suy gan do các bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền, nhiễm trùng nặng là nguyên nhân thường gặp trong viêm gan virus, bệnh gan tự miễn hay suy gan do thuốc hoặc nhiễm độc thường gặp ở trẻ lớn hơn.

- Nguyên nhân nhiễm khuẩn do virus: Virus HAV, HCV, HBV, HEV, HGV, Cytomegalovirus, Herpes Simplex virus, EBV, Enterovirus.

- Nguyên nhân dovi khuẩn: Tình trạng nhiễm trùng nặng toàn thân, nhiễm trùng đường mật do vi khuẩn Gram âm.

- nguyên nhân ký sinh trùng: sốt rét, nhiễm sán lá gan, sán máng. suy gan do shock và suy đa phủ tạng thường gặp trong giai đoạn muộn của các trường hợp nhiễm trùng nặng.

- nguyên nhân miễn dịch: suy gan do viêm gan tự miễn, suy gan trong các bệnh hệ thống.

- suy gan do thuốc: do sử dụngthuốc hạ sốt, giảm đau quá liều là nguyên nhân gây suy gan cấp thường gặp nhất ở trẻ em, các thuốc điều trị lao, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống động kinh, thuốc điều trị ung thư...

- suy gan do ngộ độc: ngộ độc phospho hữu cơ, kim loại nặng, thủy ngân.ngộ độclá móc diều, cây ma hoàng... ngộ độc nấm amanita chứa độc tố amatoxin, nấm mốc aflatoxin

Bệnh lýrối loạn chuyển hóa: Bệnh Wilson, thiếu hụt Anpha1 Antitrypsin, Tyrosinemia, Galactosemia, rối loạn chuyển hóa acid amin, rối loạn chuyển hóa acid béo, rối loạn chuỗi hô hấp tế bào…

- Các bệnh hiếm: Rối loạn chuyển hóa sắt sơ sinh, bệnh lý mô bào…

Đặc điểm bệnh học chính của suy gan cấp bao gồm hoại tử tế bào và các thành phần trong tiểu thùy gan, gây phá hủy cấu trúc bình thường và mất khả năng tái sinh củatế bào gan.

Suy gan cấp xảy ra khi tình trạng gan mất chức năng do các tế bào gan bị tổn thương và chết với số lượng lớn.

2. Nhận biết suy gan cấp ở trẻ

Các biểu hiện lâm sàng chính khi trẻ bị viêm gan cấp là biểu hiệnvàng daứ mật do giảm bài tiết bilirubin. các biểu hiện khác bao gồm:

+ Xuất huyết da niêm mạc và phủ tạng do thiếu yếu tố đông máu.

+ Phù, cổ chướng do suy chức năng tổng hợp Protid, Albumin.

+ hôn mê gan là giai đoạn cuối của suy gan, thường khó phát hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. ở giai đoạn đầu của bệnh, trẻ thường bịnôn mửa, bú kém….

Các biểu hiện kích thích là ngủ gà, bất thường giấc ngủ biểu hiện ở giai đoạn muộn của bệnh. Ở trẻ lớn có thể gặp triệu chứng kích động, múa vờn,co giậthoặc lơ mơ, ngủ gà, li bì…

Biểu hiện cận lâm sàng bao gồm:

+ Tăng Bilirubin, tăng Phosphatese kiềm, tăng Glutamyl Transferases.

+ tăng transaminse, trường hợp suy gan nặng transaminase có thể giảm đảo chiều với sự tăng bilirubin kèm theorối loạn đông máunặng.

+ Rối loạn đông máu: Giảm yếu tố V, giảm tỷ lệ Prothombin. Giảm Fibrinogene, yếu tố II, VII và X…

+ các xét nghiệm khác:hạ đường huyết, tăng amoniac máu, giảm albumine máu, kiềm hô hấp do nguyên nhân trung tâm. tăng ure và creatinine máu ở bệnh nhân có hội chứng gan thận. tăng lactate trong trường hợp suy gan nặng hoặc suy gan do bệnh rối loạn chuyển hóa.

Các bệnh nhân nghi ngờ suy gan do thuốc hoặc hóa chất, cần được lưu ý khai thác tiền sử ăn uống và dùng thuốc.

3. Những lưu ý đối với trẻ nhỏ bị suy gan cấp

Một số trường hợp cần lưu ý suy gan do tình trạngnhiễm khuẩnnặng, thường hay gặp ở trẻ nhỏ.

Viêm gan do hev tuy lành tính, song có khả năng gây suy gan ở trẻ nhỏ. nhiễm hsv đặc biệt là hsv type 6, enterovirus có thể gây suy gan,suy đa tạng.

Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường khởi phát ở ngày 4 - 7 với các biểu hiện sốt, li bì, bỏ bú, gan lách to, dịch cổ chướng, rối loạn đông máu nặng.

Suy gan cấp do viêm gan tự miễn có thểsốtkèm theo huyết tán,thiếu máu, đau khớp kèm tổn thương đa cơ quan.

Các bệnh nhân nghi ngờ suy gan do thuốc hoặc hóa chất, cần được lưu ý khai thác tiền sửăn uốngvà dùng thuốc. xác định nguyên nhân gây ngộ độc, định lượng nồng độ thuốc/hóa chất nghi ngờ càng sớm càng tốt.

Bệnh lý tổn thương ty lạp thể - nhóm các bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến cơ bắp (ít phổ biến hơn, mắt, não và các bộ phận khác của cơ thể) gây suy gan cấp và tổn thương đa cơ quan. bệnh nhân thường chậm phát triển tinh thần vận động, tổn thương đa cơ quan, thường suy đa tạng ở giai đoạn cuối.

Bệnh wilson (bệnh lý rối loạn chuyển hóa đồng) thường gây viêm gan mạn và xơ gan, chỉ khoảng 3-5% các bệnh nhân wilson có suy gan tối cấp với rối loạn đông máu nặng nề, kèm theo huyết tán, hôn mê gan. cần lưu ý chẩn đoán wilson ở tất cả các bệnh nhân suy gan không rõ nguyên nhân, đặc biệt những trường hợp có huyết tán cấp.

Tóm lại:nguyên nhân gây suy gan cấp ở trẻ có nhiều, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng và cũng không được chủ quan.khi nghi ngờ trẻ có các biểu hiện tổn thương gan, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần thực hiện tiêm đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng, bao gồm cảvaccinephòng viêm gan b, viêm gan a, vaccine covid-19 khi có chỉ định. sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho trẻ trong các trường học, nhà trẻ bằng cách đảm bảo vệ sinh, dùng riêng đồ dùng cá nhân (ly uống nước, thìa, bát ăn, khăn mặt…).

Theo SKĐS

Link bài gốc Lấy link

https://suckhoedoisong.vn/neu-thay-dau-hieu-nay-co-the-con-ban-da-mac-suy-gan-cap-169220830002143.htm

Theo SKĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/neu-thay-dau-hieu-nay-co-the-con-ban-da-mac-suy-gan-cap/20230213030058484)

Tin cùng nội dung

  • Hiện tỷ lệ viêm gan tại Việt Nam ở mức cao, kéo theo đó là số người cần được ghép gan tăng theo.
  • Hơn tám năm sau cuộc ghép gan sinh tử, bé Lê Ngọc Xuân Quý giờ đã trở thành cô bé xinh xắn, dễ thương và rất lí lắc. Bé đã có cuộc sống hạnh phúc bên những người thân yêu.
  • Bé Rand Sirucek (Mỹ) đã xuất viện sau khi ca mổ ghép gan đột phá, trở thành em bé nhỏ tuổi nhất thế giới được sử dụng kỹ thuật ghép gan “đảo chiều”.
  • ThS.BS Hồ Tấn Phát, BV Chợ Rẫy TPHCM, cho biết hằng ngày bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca mắc bệnh gan mãn tính giai đoạn cuối bị biến chứng, cần được ghép gan.
  • Hơn 7g sáng 15/8, các bác sĩ BV Chợ Rẫy TP.HCM cùng đoàn bác sĩ Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc) đã bắt đầu phẫu thuật ca ghép gan thứ hai tại bệnh viện này.
  • Hệ thống này khi đưa vào sử dụng, vào ngày 31/5 tới sẽ tiết kiệm một nửa thời gian khám chữa bệnh, bởi 90% các loại xét nghiệm là tự động.
  • Ghép gan là giải pháp cuối cùng để cứu những bé bị hỏng chức năng gan. Đây là kỹ thuật cắt ghép nội tạng phức tạp nhất.
  • Theo các chuyên gia y tế, thành công của ca ghép gan người lớn đầu tiên ở phía Nam này sẽ góp phần mở ra triển vọng cho ngành ghép tạng Việt Nam.
  • BV Việt Đức (Hà Nội) ngày 7/5 cho biết vừa ghép gan thành công cho bệnh nhân N.K.V (74 tuổi, ngụ Hà Nội) từ người cho còn sống.
  • Khi ghép gan cho bé bị teo đường mật, đã mổ Kasai, chi phí phẩu thuật khoảng bao nhiêu? Khả năng thành công Và tuổi thọ của bé kéo dài được bao lâu ạ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY