Bắp cải là thực phẩm giàu dinh dưỡng, lượng vitamin trong bắp cải cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác. Theo khoa học, bắp cải rất tốt để chữa bệnh như tốt cho tim mạch, ngừa ung thư, giải độc cơ thể, tốt cho não, tốt cho mắt, giảm đau nhức, chống suy nhược thần kinh…
Ngoài ra, bắp cải có chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt, carotene, protein, carbohydrate, vitamin và một lượng lớn chất xơ. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ảnh minh họa
- Không ăn cùng dưa chuột vì ăn cùng bắp cải sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin C.
- Không ăn bắp cải cùng gan động vật sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
- Không ăn bắp cải tím với táo vì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cả hai loại thực phẩm này.
Bắp cải là một loại rau có chứa goitrin, đây là chất có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.
Ăn bắp cải dễ sinh ra nhiều khí, đầy bụng đặc biệt là khi ăn sống. Do đó, những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống, tốt nhất nên làm chín trước khi ăn.
Những người bị táo bón, tiểu ít nên ăn bắp cải đã nấu chín, tránh ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối.
Người mắc bệnh sỏi thận nếu ăn nhiều bắp cải càng làm cho bệnh trầm trọng hơn vì bắp cải chứa nhiều acid oxalic, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận.
Bên cạnh đó, người bị suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.
- Nên chọn bắp cải còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, thâm nhũn ở núm cuống.
- Không chọn bắp cải khi phát hiện có hắc hắc của hóa chất vì rất dễ tồn dư chất bảo vệ thực vật.
- Bắp cải màu trắng, ít thấy bẩn nhưng vẫn cần rửa từng lá rau dưới vòi nước chảy nhiều lần để vi khuẩn, trứng ký sinh trùng và hóa chất còn bám trên rau trôi đi.
Chủ đề liên quan:
sống khỏe