Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Ngã ngửa với sinh vật rắn lai sâu - Ví dụ cho thấy mọi thứ trên đời này có thể đi từ kỳ thú đến đáng sợ trong 1 nốt nhạc

Thế giới này vẫn còn ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ luôn khiến con người chúng ta bất ngờ.

Mẹ thiên nhiên ban tặng cho thế giới này những điều tuyệt vời và bên cạnh đó cũng có những thứ từ lạ lẫm đến rùng mình. Đơn cử như những bức ảnh dưới đây có thể đánh lừa thị giác của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên hoặc là bị dọa đến ch*t khiếp.

Thoạt nhìn cứ tưởng đây là một con rắn lai sâu nhưng thực chất nó chỉ là con sâu bướm mà thôi.

Đây là con cá chịu sự đột biến bởi phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân.

Ếch cây sần Bắc Bộ có một bộ da như rêu giúp nó ẩn mình thoát khỏi tầm ngắm của kẻ thù.

Bức tượng gỗ này sau một thời gian dài bị bỏ quên đã trở thành nhà của các chú ong và đây là kết quả rùng mình.

Một con sâu sặc sỡ sắc màu được tìm thấy ở đảo Borneo.

Con cua có cái đầu kỳ dị này đảm bảo sẽ dọa người yếu tim đến ch*t khiếp. Thực chất nó chỉ mượn tạm cái đầu búp bê trong thùng rác mà thôi.

Ký sinh có tên gọi là Cymothoa exigua đã thâm nhập vào cơ thể con cá qua mang của con vật. Một khi đã vào được bên trong, ký sinh này sẽ ăn luôn lưỡi cá và sống ở vị trí đó.

Con thằn lằn kỳ lân kỳ lạ ở Sri Lanka.

Cây bao báp khổng lồ ở Madagascar.

Con mọt sở hữu chiếc cổ dài kỳ lạ để bảo vệ cho mọt cái.

Đá vỏ chai chưa qua chạm trổ đã sở hữu vẻ ngoài cầu vồng tuyệt sắc.

Núi cầu vồng Vinicunca lạ mắt ở Peru.

Sinh vật này được tìm thấy dưới lòng đại dương nhưng không ai rõ nó là gì. Người tìm được nó thì cho rằng đó là quả hồng, nấm aspen hoặc hổ phách.

Con diệc có thể vươn chiếc cổ ra như một chiếc ống kính thiên văn.

Đá tự di chuyển trong hồ Racetrack khô cạn là hiện tượng được các nhà khoa học tìm được câu trả lời mới đây. Đó là bởi dưới đáy hồ có một lớp băng mỏng, khi nhiệt độ tăng, băng tan và trở thành nước cộng với gió thổi khiến đá trong lòng hồ di chuyển.

Đừng lầm tưởng, đây không phải nhánh cây đâu mà là sét hóa đá, một loại thủy tinh tự nhiên thường có dạng hình ống được hình thành từ thạch anh, cát, silicon hoặc đất khi sét đánh xuống và di chuyển vào trong lòng đất. Sét hóa đá rất hiếm và dễ gãy.

Theo B.S, B.T/Nhịp sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/nga-ngua-voi-sinh-vat-ran-lai-sau-vi-du-cho-thay-moi-thu-tren-doi-nay-co-the-di-tu-ky-thu-den-dang-so-trong-1-not-nhac-20200628145712203.htm)
Từ khóa: sinh vật

Chủ đề liên quan:

sinh vật

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY