Một kiểm tra thực tế làm dấy lên những hoài nghi!
Các nhà khoa học đã tiến hành cuộc chiến tìm loại vắc xin chống virus corona từ nhiều tháng nay. Các chính phủ đầu tư tiền tỷ vào nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu lâm sàng. Tuyên bố của Nga về việc đã phê chuẩn loại vắc xin đầu tiên chống Corona có hiệu quả thực sự đã gây xôn xao dư luận.
Tổng thống Wladimir Putin đã tuyên bố trên đài truyền hình nhà nước, sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm lâm sàng, Nga đã công nhận loại vắc xin này, và dựa theo vệ tinh đầu tiên được đưa lên vũ trụ, vắc xin này sẽ được bán ra thị trường với cái tên "Sputnik V".
Không lâu sau đó Kirill Dmitriew, người phụ trách Quỹ Đầu tư Nhà nước của Nga RDIF, cho hay: đã nhận được đơn đăng ký mua một tỷ liều Thu*c của 20 nước. Đã có thỏa thuận quốc tế về việc sản xuất 500 triệu liều.
Trên trang Web của RDIF được Dmitriew thiết lập riêng cho loại Thu*c tiêm phòng này nêu tên một số nước quan tâm đến vắc xin này, đó là Mexico, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, Saudi Arabia, Indonesia, Philippines, Brazil và Ấn Độ.
Kirill Dmitriew người đứng đầu Quỹ đầu tư Nhà nước Nga RDIF, cơ quan hỗ trợ nghiên cứu về vắc xin ở Nga
Tuy nhiên kiểm tra thực tế làm dấy lên nghi ngờ liệu sự quan tâm đến vắc xin của Nga có thực sự lớn đến như vậy không. Cho đến nay, chỉ có một số nước công khai có ý kiến về chất này, tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả của vắc xin. Vì thế các nhà nghiên cứu trên thế giới chưa thể có ý kiến đánh giá - cách làm này không bình thường, do đó gây nghi ngờ lớn.
Mặc dù Nga đánh giá Sputnik V là an toàn, tuy nhiên loại Thu*c này chưa có tên trong danh mục của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi tên các loại Thu*c đã trải qua bước 3 - bước cuối cùng - về thử nghiệm lâm sàng. Bước kết thúc này đòi hỏi phải tiến hành thử nghiệm trên diện rộng với sự tham gia của hàng nghìn tình nguyện viên.
Thực sự là cho đến nay chỉ có một vị đứng đầu nhà nước duy nhất ngỏ ý đặt mua vắc xin của Nga: Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte. Người Philippines muốn có vắc xin - Duterte nói - tôi sẽ nhận mũi tiêm đầu tiên trước mặt công chúng.
Bộ Y tế Philippines cho hay, đã có trao đổi với Quỹ Đầu tư Nhà nước RDIF về số lượng và về việc thiết lập các phòng thí nghiệm sản xuất tại Philippines.
Tuy nhiên mọi loại vắc xin đều phải trải qua các quy trình của địa phương và phải được sự phê chuẩn của Cơ quan quốc gia về an toàn thực phẩm và dược phẩm, theo hãng thông tấn CNN trích lời ông chủ tịch Cơ quan này. Có nghĩa là sự quan tâm là có – nhưng điều đó không có nghĩa là một sự chấp nhận chắc chắn.
Tại Brazil, nơi vụ đại dịch này đã làm ch*t hơn 100.000 người, cũng có sự quan tâm đến vắc xin của Nga. Tuy nhiên ý kiến này không xuất phát từ ông tổng thống mà từ tiểu bang Paraná ở phía nam. Chính quyền bang này muốn trao đổi về việc sản xuất vắc xin Sars-CoV-2 đã được Nga phê chuẩn, mặc dù các thí nghiệm lâm sàng quan trọng trên diện rộng chưa kết thúc.
Chính quyền ở Paraná ngỏ ý, ông thống đốc bang sẽ gặp Đại sứ Nga ở Brazin, để trao đổi về các điều kiện cho bản thỏa thuận. Tuy nhiện mọi thỏa thuận về sản xuất phải có sự chấp thuận của Cơ quan Y tế Anvisa. Vừa qua cơ quan này cho hay họ chưa nhận được đề nghị cấp phép cho vắc xin của Nga từ Phòng thí nghiệm có thẩm quyền.
Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) – một chi nhánh của WHO ở Mỹ La tinh – nhấn mạnh, không nhập vắc xin vào Brazil khi thử nghiệm giai đoạn 2 và 3 chưa kết thúc.
Một nước khác ở Mỹ La tinh, có 53.000 ca Tu vong vì Corona, đứng hàng thứ 3 thế giới, trái ngược với tuyên bố của Nga, lại quan tâm nhiều hơn đến vắc xin của Mỹ hoặc Trung Quốc. Tổng thống Mexiko Andrés Manuel López Obrador tuyên bố, đất nước ông có tiền để tiếp nhận vắc xin Sars-CoV-2, khi có Thu*c.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao thì Mexico dự định mua vắc xin-Sars-CoV-2 đã kết thúc thử nghiệm lâm sàng, mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Trung Quốc đã phát triển. Theo tình hình hiện nay, thì qua đó chưa thể nói đây là một sự quan tâm thật sự hay có chủ ý đặt mua.
Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Coronavirus và là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới chưa chính thức xác định điều mà những nhà làm Sputnik khẳng định. The Economic Times, một trong những tờ báo lớn nhất nước này, chỉ đề cập đến thông cáo báo chí mới nhất của RDIF.
Nguồn tin từ Ảrập-Saudi gần đây chỉ tiết lộ, có dự định đối với một loại vắc xin corona virus do Trung Quốc sản xuất sau khi có nghiên cứu lâm sàng. Tối thiểu phải có sự tham gia của 5000 tình nguyện viên, theo tờ báo tiếng Anh The National của chính phủ hôm thứ hai trên cơ sở thông tin từ Bộ Y tế.
Trong khi chờ đợi Bahrain sẽ bắt đầu thí nghiệm lâm sàng giai đoạn ba đối với một loại vắc xin khác cũng do Trung Quốc phát triển, loại vắc xin này đã trải qua thử nghiệm ở Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Việc các nước Trung Đông hiện thời có muốn vắc xin của Nga hay không thì chưa rõ.
Một nghiên cứu lâm sàng của một nước khác cũng trong khu vực này, được đưa vào thí nghiệm lâm sàng của Nga, đó là Israel. Tổ chức Hadassah Medical của Israel hoạt động rộng khắp thế giới, tổ chức này cũng có một cơ sở Y tế ở Mátxcơva. Theo ông Zeev Rotstein phụ trách cơ sở này thì tại đây đang diễn ra giai đoạn thử nghiệm lâm sàng lần thứ ba, lần cuối cùng.
Nếu như các thử nghiệm thành công thì cũng có thể chính phủ Israel sẽ đặt vấn đề, theo bà Bộ trưởng Y tế Yuli Edelstein, Israel muốn trao đổi với Nga về vấn đề vắc xin. Edelstein phát biểu trước các nhà báo: "Chúng tôi đã trao đổi về một trung tâm nghiên cứu ở Nga và về sự phát triển một loại vắc xin. Nếu chúng tôi được thuyết phục đây là một sản phẩm đích thực thì chúng tôi sẽ tiến hành đàm phán".
Theo dự kiến thì việc sản xuất lớn vắc xin sẽ được bắt đầu từ tháng 9/2020. Về lâu dài dự kiến sản xuất vắc xin sẽ tăng lên 200 triệu liều vào cuối năm 2020, trong đó sản xuất tại Nga 30 triệu liều. Tại một số nước khác có quan hệ đối tác với Quỹ Đầu tư Nhà nước cũng sẽ tiến hành sản xuất, trong số này có Ấn Độ, Hàn Quốc, và Brazin, ngoài ra còn có Ảrập-Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và Kuba.
Theo welt
Chủ đề liên quan:
Bệnh nhân COVID 19 thứ 18 tử vong tại Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin Xuân Hoài