Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngát hương mùi già 30 Tết

Bà tôi từng kể, tắm mùi già là để xua đi những xui xẻo của năm cũ và đón chờ những cơ hội mới của năm mới.
Theo Wikipedia, cây mùi còn được biết đến với các tên gọi như: Ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi tui, mùi ta, ngổ, ngổ thơm, nguyên tuy, hương tuy.
Tắm nước lá mùi già vào chiều 30 Tết hay dùng nước lá mùi để rửa mặt sáng mùng 1 từ lâu đã trở thành phong tục khó bỏ. Theo ông bà xưa kể lại, việc tắm lá mùi già vào cuối năm là để xua tan những chuyện không vui trong suốt một năm qua và để đón những niềm vui, điều may mắn trong năm mới.
Cây mùi dùng để nấu nước phải là loại mùi già đã ra hoa, kết trái, thân cây chuyển từ xanh sang nâu tía. Khi đun lên sẽ cho mùi hương ngan ngát, cay cay, hương thơm đọng lại rất lâu.
Đặc biệt, nước lá mùi già mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe: Mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe. Tốt cho người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng...Hỗ trợ giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, làm dịu cơn co rút cơ...
Tùy vào số lượng người sử dụng để chuẩn bị cây mùi già và nguyên liệu nấu nước tắm. Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị các vật liệu như: Muối, gừng, cây mùi già. Sau đó rửa thật sạch lá mùi và gừng, đập dập gừng. Tiếp đó, khi cây mùi già được rửa sạch rồi thì các bạn cuộn bó lá mùi lại sao cho vừa trong lòng nồi, rồi cho gừng và cuối cùng là đổ nước gần đầy nồi, bắc lên bếp đun sôi. Sau khi nước sôi, chắt nước lá mùi đã đun ra chậu, thêm một chút muối, hòa loãng với nước ấm. Ngoài ra, có thể tận dụng lá mùi đã đun để làm thơm nhà bằng cách đổ vào nồi một chút nước, đun lửa nhỏ (đủ để nước bốc hơi).

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/ngat-huong-mui-gia-30-tet-post330158.info)

Chủ đề liên quan:

30 Tết cây mùi cây mùi già mùi già

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY