Kinh tế xã hội hôm nay

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận về phòng chống tham nhũng và tội phạm

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, ngày 26/10, Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.

Cụ thể, quốc hội sẽ nghe bộ trưởng bộ công an tô lâm thừa ủy quyền của thủ tướng chính phủ trình bày báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020. tiếp đó, viện trưởng vksnd tối cao lê minh trí trình bày báo cáo công tác năm 2020 của viện trưởng vksnd tối cao. chánh án tand tối cao nguyễn hòa bình trình bày báo cáo công tác năm 2020 của chánh án tand tối cao. bộ trưởng bộ tư pháp lê thành long trình bày báo cáo về công tác thi hành án năm 2020.

Đáng chú ý, tổng thanh tra chính phủ lê minh khái thừa ủy quyền của thủ tướng chính phủ sẽ trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020. sau đó, quốc hội thảo luận trực tuyến về các báo cáo nói trên. nội dung thảo luận kéo dài đến hết buổi sáng ngày làm việc tiếp theo (27/10).

kỳ họp thứ 10, quốc hội khóa xiv kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung tại nhà quốc hội. ảnh: ttxvn

Trước đó, ngày 24/10, quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo luật bảo vệ môi trường (sửa đổi). về giấy phép môi trường nhiều đại biểu đồng tình với phương án 1 là chỉ dùng 1 loại giấy phép môi trường thay cho 7 loại, trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. việc xác định một loại giấy phép môi trường thể hiện đúng thẩm quyền giao cho 1 cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và sẽ khắc phục được tình trạng nước thải xả ra môi trường phải chịu sự quản lý của 2 loại giấy tờ do 2 cơ quan quản lý cấp.

Về việc dùng một loại giấy phép, trong đó có cả Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, Chính phủ cho rằng, sẽ giải quyết được tình trạng một đối tượng là nước thải xả thải ra môi trường phải chịu sự quản lý của 2 loại giấy tờ thủ tục hành chính do các cơ quan về quản lý khác nhau thực hiện; bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; giảm đầu mối trong quản lý. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nếu dùng một loại giấy phép, trong đó có cả Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thì phải sửa tới 13 điều của Luật Thủy lợi và có làm quản lý thủy lợi tốt hơn không thì vẫn là vấn đề ở phía trước.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) đồng tình với phương án 1 và cho rằng nếu chúng ta thực hiện theo phương án này thì sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính qua hình thức tích hợp giấy phép và rút ngắn thời gian, thủ tục cấp giấy phép giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp. Đây là một xu hướng tất yếu trong lộ trình cải cách hành chính mà Chính phủ đang triển khai thực hiện một cách quyết liệt.

Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, cần phải có quy định cụ thể về quy trình cấp giấy phép; tăng cường thanh tra, kiểm tra, trong đó ưu tiên hậu kiểm để bảo đảm thống nhất và không chồng chéo trong quá trình triển khai thực hiện nội dung.

Liên quan đến đánh giá tác động môi trường, đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) đề nghị nghiên cứu quy định phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường để làm căn cứ xác định danh mục dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, bảo đảm tính thống nhất của các luật có liên quan.

Tuấn Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ngay-26-10-quoc-hoi-thao-luan-ve-phong-chong-tham-nhung-va-toi-pham-n181942.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY