Kinh tế xã hội hôm nay

Ngày làm việc thứ 15, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 15/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.

“Dọn tổ đón đại bàng” thì cũng nên “rắc thóc cho chào mào, chim sẻ”

Tại phiên thảo luận, Đại biểu (ĐB) Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, sáng suốt của Chính phủ, Thủ tướng trong phòng, chống dịch COVID-19 và những thành quả đầy tự hào, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, nhân dân và cử tri tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, Nhà nước.

Cùng với việc kiểm soát tốt dịch, chúng ta đã bước đầu thành công trong thực hiện mục tiêu kép: tái khởi động lại và khôi phục nền kinh tế... tại thời điểm hiện nay, theo đb bùi thanh tùng, cần ưu tiên cao cho việc khôi phục kinh tế sau dịch covid-19. bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, chúng ta cần tạo điều kiện cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp (dn). thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ, thủ tướng, nhiều địa phương đã “trải thảm đỏ” cho các tập đoàn, dn lớn đa quốc gia về đầu tư ở địa phương mình. tuy nhiên, bên cạnh đó, với những sự ưu ái đó thì đối với dn trong nước, đặc biệt là các dn vừa và nhỏ, các thủ tục đầu tư vẫn còn phức tạp và kéo dài. thực tế cho thấy, nhiều dn phải mất từ 3-4 năm cho việc chạy lòng vòng và bước dần qua các thủ tục này, thực sự cảm thấy hụt hơi, nản chí. “thiết nghĩ chúng ta đang dọn tổ đón đại bàng thì cũng nên rắc thóc cho chào mào, chim sẻ để thực sự có được sự công bằng và tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp phát huy nội lực của dn trong nước, góp phần nhanh chóng hồi phục kinh tế”, đb bùi thanh tùng phát biểu.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) phát biểu tại kỳ họp.

Điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế là rất cần thiết

Đề xuất một số giải pháp phát triển kt-xh trong thời gian tới, đb mai thị phương hoa (nam định) cho rằng, trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh, thị trường bị thu hẹp, nhất là lĩnh vực dịch vụ. theo dự báo mới nhất của ngân hàng thế giới (wb) thì kinh tế toàn cầu tăng trưởng -5,2%. còn ở việt nam, mặc dù dịch bệnh đến nay cơ bản đã được kiểm soát, nhưng đối với kt-xh, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh là khá nặng nề. trước thực tế này, việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế là rất cần thiết. chúng ta cần đánh giá sự phát triển của đất nước trên một mặt bằng mới, một nền tảng mới, với sự nỗ lực cao nhất của cả hệ thống chính trị.

ĐB nhất trí với đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu vĩ mô khác như thu ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế,... Tuy nhiên, cùng với việc điều chỉnh thì vẫn phải bảo đảm ổn định vĩ mô, giữ giá trị của đồng tiền Việt Nam.

Bên cạnh đó, ĐB cũng cho rằng, nhiều nhà đầu tư bày tỏ tin tưởng, coi Việt Nam là điểm đến an toàn, vì vậy Việt Nam có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu COVID-19. Nhân cơ hội này chúng ta phải có những hình thức xúc tiến đầu tư phù hợp với các tập đoàn toàn cầu, có tiềm lực về tài chính và công nghệ đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Mở cửa theo lộ trình và giám sát chặt chẽ

Đề xuất giải pháp khôi phục kinh tế sau đại dịch covid-19, đb nguyễn thiện nhân (tp.hcm) cho rằng, cần tập trung mở cửa theo lộ trình và có sự giám sát chặt chẽ với 17 nước là đối tác quan trọng nhất của việt nam. đặc biệt, cần lập lộ trình sớm mở cửa với 10 quốc gia đã cơ bản khống chế được dịch như: nhật bản, hàn quốc, australia... với các quốc gia còn lại, theo đb, cần theo dõi sát và nhanh chóng mở cửa trở lại khi đủ điều kiện.

Bí thư TP.HCM cũng đề nghị cần sớm công bố hết dịch trong nước với 3 tiêu chí, và Việt Nam đã đảm bảo cả 3 tiêu chí này. Một là tỷ lệ người nhiễm trên 1 triệu dân không quá 5 người (hiện ta chỉ có 3,1 người nhiễm/1 triệu dân); hai là tỷ lệ người đang điều trị không quá 1 người trên 1 triệu dân (thực tế chỉ có 0,2 người) và thứ ba là không có người ch*t.

Tại phiên thảo luận, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) đã tranh luận với Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân về đề xuất mở cửa dần dần với các nước, công bố hết dịch theo 3 tiêu chí. ĐB Hiếu cho rằng cần hết sức cẩn trọng vì chúng ta vẫn đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch, làn sóng thứ 2 vẫn lơ lửng trên đầu rất nhiều nước, trong đó có nước ta. Cùng với đó, các nhà đầu tư vẫn đang lo lắng Việt Nam chưa có môi trường an toàn trong tương lai gần với bằng chứng là thị trường chứng khoán chưa khởi sắc.

Chính vì vậy, theo ĐB Nguyễn Lân Hiếu, ta cần tiến hành biện pháp để khẳng định nguy cơ ở Việt Nam không thể dữ dội như các nước khác. Các phương pháp này cần dựa vào khoa học, có ngành y tham vấn, ví dụ cần làm nghiên cứu miễn dịch cộng đồng để khẳng định sự an toàn ở Việt Nam. Hay quy trình nhập cảnh khách quốc tế vào Việt Nam phải hết sức chặt chẽ, tuân quy định kiểm dịch, phối hợp với các nước làm xét nghiệm kháng thể cho các khách muốn nhập cảnh để khách không mang dịch vào Việt Nam...

Tuấn Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ngay-lam-viec-thu-15-ky-hop-thu-9-quoc-hoi-khoa-xiv-quoc-hoi-thao-luan-ve-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-n175712.html)

Chủ đề liên quan:

kinh tế

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY