Cây thuốc quanh ta hôm nay

Nghệ đen - Vị Thuốc diệu kỳ

Nghệ đen còn có tên khác là bồng nga truật, nghệ đen, nghệ tím, nghệ xanh…, là thân rễ khô của cây nga truật (Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe.)...

họ gừng (Zingiberaceae). Nghệ đen có tinh dầu, chất nhựa và chất nhầy. Nghệ đen vị đắng cay, tính ôn; vào kinh can và tỳ. Có tác dụng hoạt huyết phá ứ, hành khí giảm đau. Trị các chứng kinh bế, bụng đau, trưng hà tích tụ, tiêu thực hóa tích, chấn thương bầm giập. Liều dùng: 6 - 12g.

Nghệ đen được dùng làm Thuốc trong các trường hợp:

Phá ứ, thông kinh: Dùng cho phụ nữ khí huyết kết trệ, tắc kinh trướng đau, bụng thành cục.

Bài 1: bột nga truật: nga truật 8g, xuyên khung 6g, thục địa 12g, bạch thược 12g, bạch chỉ 12g. Các vị sấy khô, nghiền thành bột. Mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần, chiêu bằng nước muối loãng. Trị các chứng tắc kinh, đau bụng khí hư.

Bài 2: nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống. Uống trước kỳ kinh 5-7 ngày. Trị chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, đau bụng trước kỳ kinh.

Hành khí giảm đau: Dùng khi ngực bụng đau do khí huyết ứ trệ, mạng sườn trướng đau.

Bài 1: bột nga truật 5g, bột điền thất 5g, ô dược 8g, đào nhân 8g; thổ miết, xích thược, cốt toái bổ, tục đoạn, hồng hoa, trạch lan, tam lăng, uy linh tiên mỗi loại 4g; sinh địa 12g, quy vĩ 16g. Bột nga truật và bột điền thất để riêng; sắc dược liệu mỗi ngày 1 thang, uống với bột nga truật hoặc điền thất, với rượu loãng, uống thay phiên nhau. Trị chấn thương gãy xương.

Bài 2: nga truật, nhũ hương, một dược, tam lăng mỗi loại 5g; kim linh tử 15g. Sắc uống. Trị đau vùng hạ sườn.

Nghệ đen có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, hành khí giảm đau, rất tốt cho chị em phụ nữ.

Tiêu thực hoá tích. Trị ăn uống tích trệ, ngực bụng tức trướng, nôn nước chua.

Bài 1: Hoàn nga truật: nga truật, hồ tiêu, hạt củ cải, tam lăng mỗi loại 6g; trần bì 12g; hương phụ, thanh bì, chỉ xác mỗi loại 8g; hồ hoàng liên, sa nhân, lô hội mỗi loại 4g. Tất cả nghiền bột mịn, làm hoàn hồ. Mỗi lần uống 4 - 12g, ngày uống 2 lần, chiêu với rượu đun ấm. Trị trẻ em uống sữa không tiêu, bụng đầy trướng. Lưu ý khi uống Thuốc không ăn thức ăn lạnh sống.

Bài 2: nga truật nghiền thành bột, trộn với mật ong để chữa đau dạ dày.

Món ăn Thuốc có nga truật:

Rượu xào nga truật: nga truật 15g, dùng rượu nấu gạn lấy nước uống. Dùng tốt cho người hen suyễn khó thở gấp.

Tim lợn hầm nga truật: nga truật 25g, tim lợn nửa quả. Cả hai làm sạch thái lát, hầm chín, thêm gia vị, ăn. Liên tục 1 đợt 5 - 7 ngày. Món này rất tốt cho người bụng trướng đầy, ăn không tiêu.

Nga truật tán: nga truật tán mịn, mỗi lần uống 4g với chút rượu và ăn mấy nhánh hành. Thích hợp cho người trướng bụng đầy hơi đau quặn.

Nước sữa nga truật: nga truật tán mịn 4g, sữa tươi 50ml, thêm chút muối đun sôi uống. Dùng tốt cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ khi bú sữa mẹ hoặc uống sữa lạnh.

Kiêng kỵ: Người thể hư không tích trệ và phụ nữ có thai không được dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nghe-den-vi-thuoc-dieu-ky-n140101.html)
Từ khóa: nghệ đen

Chủ đề liên quan:

nghệ đen

Tin cùng nội dung

  • Nghệ đen chữa đau dạ dày là mẹo chữa dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cách sử dụng cho bạn đọc.
  • Nghệ đen là một trong những vị Thu*c đông y nổi tiếng giúp chữa bệnh dạ dày, làm đẹp da,... Nhưng liệu bạn đã biết hết các công dụng nghệ đen đối với sức khỏe?
  • Sử dụng nghệ vàng trị đau dạ dày sẽ thích hợp hơn việc sử dụng nghệ đen. Theo sự ghi nhận của Y học cổ truyền, nghệ đen có tác dụng phá huyết, khiến cho vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Theo y học cổ truyền, nghệ đen vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nó thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối).Tên khoa học: Curcuma raktakanta là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Mangaly M.Sabu mô tả khoa học đầu tiên năm 1988
  • Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính
  • Nghệ đen còn có tên khác là bồng nga truật, nghệ đen, nghệ tím, nghệ xanh…, là thân rễ khô của cây nga truật (Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe.) hay cây nghệ đen (Curcuma aeruginosa Rosc.), họ gừng (Zingiberaceae).
  • Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên Thu*c là nga truật, có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực,... Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh,...
  • Áp dụng ngũ hành, các loại rau củ quả với các màu sắc của ngũ hành có tác dụng lớn trong việc gìn giữ vẻ đẹp và tuổi thanh xuân.
  • Trong dân gian, củ nghệ rất được trọng dụng trong việc chữa bệnh. Nghệ đen và nghệ vàng là 2 loại nghệ được sử dụng chữa bệnh nhiều nhất.
  • Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, không đọc, có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, điêu tích, hóa thực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY