Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Nghệ đen - Curcuma zedoaria

Theo y học cổ truyền, nghệ đen vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nó thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối).Tên khoa học: Curcuma raktakanta là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Mangaly M.Sabu mô tả khoa học đầu tiên năm 1988

1.Hình ảnh mô tả Cây Nghệ Đen - Curcuma Zedoaria

Cây Nghệ đen - Curcuma Zedoaria (Berg.) Roscoe (Amomum zedoaria Berg.)

Tên Khoa học: Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc.

Tên tiếng Việt: Nghệ đen; Nga truật; Ngải tím; Bồng nga truật; Tam nại.

Tên khác: Amomum zedoaria Berg.; Curcuma pallida Lour.; Curcuma zerumbet Roxb.;

Nghệ đen còn có các tên khác như, Nghệ xanh, Nghệ tím, Ngải tím, Nga truật.Tên khoa học: Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe (Amomum zedoaria Berg.) thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả: Cây thảo cao đến 1,5m. Thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ có thịt màu vàng tái. Ngoài những củ chính, còn có những củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. Lá có đốm đỏ ở gân chính, dài 30-60cm, rộng 7-8cm. Cụm hoa ở đất, thường mọc trước khi có lá. Lá bắc dưới xanh nhợt, lá bắc trên vàng và đỏ. Hoa vàng, môi lõm ở đầu, bầu có lông mịn.

2.Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ củ - Rhizoma et Radix Curcumae Zedoariae, thường gọi là Nga truật.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Himalaya, Xri Lanca, mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng thân rễ vào mùa mưa. Để dùng làm Thu*c, đào lấy củ từ tháng 12 đến tháng 3, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái lát, phơi khô, khi dùng tẩm giấm sao vàng.

Thành phần hoá học: Trong củ có 1,5% tinh dầu màu vàng xanh nhạt, sánh, có mùi giống long não, và 3,5% chất nhựa và chất nhầy. Thành phần của tinh dầu chủ yếu gồm 48% sesquiterpen, 35% zingiberen, 9,6% cineol và một chất có tinh thể.

Tính vị, tác dụng: Thân rễ Nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính hơi ấm; có tác dụng phá tích tán kết, hành khí chỉ thống, khai vị hoá thực, thông kinh.

Công dụng: Thân rễ được dùng chữa: 1. Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da; 2. Đau kinh, bế kinh huyết tích, kinh nguyệt không đều; 3. Khó tiêu, đầy bụng, mửa nước chua; 4. Các vết thâm tím trên da. Rễ củ dùng như Nghệ trắng.

Ngày dùng 3-10g dạng Thu*c sắc, Thu*c bột hay Thu*c viên.

Đơn Thu*c:

1. Ung thư tử cung: Dùng tinh dầu 10-30ml tiêm tại chỗ ngày 1 lần.

2. Đầy bụng: Nghệ đen, Tam lăng mỗi vị 6g, Lúa mạch 9g, vỏ Quýt 15g, sắc uống.

3. Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính, rỉ rỉ: Nghệ đen và Ích mẫu, mỗi vị 15g sắc uống.

4. Chữa bỗng dưng đau bụng do khí lạnh, hoặc thường chợt đau bụng từng cơn (do tích trệ): Nga truật 2 lạng, Mộc hương 1 lạng, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 g với nước giấm nhạt (theo Nam dược thần hiệu).

Ghi chú: Kỵ khai và rong kinh nhiều.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-nghe-den-curcuma-zedoaria)

Tin cùng nội dung

  • Sử dụng nghệ vàng trị đau dạ dày sẽ thích hợp hơn việc sử dụng nghệ đen. Theo sự ghi nhận của Y học cổ truyền, nghệ đen có tác dụng phá huyết, khiến cho vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Theo Đông Y Nghệ rễ vàng được dùng trị thiểu năng gan và sung huyết gan vàng da, viêm túi mật, viêm ống mật, bí tiểu tiện, sỏi mật, tăng cholesterol- huyết, lên men ruột, bệnh đường niệu và viêm mô tế bào. cây Nghệ rễ vàng còn có tên Nghệ cà ri. Tên khoa học: Curcuma xanthorrhiza Roxb., thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.
  • Theo Đông Y, nghệ vàng được phân làm hai vị Thu*c. Thân rễ to được gọi là khương hoàng, các củ nhỏ mọc ra từ thân rễ được gọi là uất kim. Uất kim thường có màu đỏ hơn. Khương hoàng có vị cay, đắng, tính ấm với công năng hành khí, phá huyết ứ, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, sinh cơ. Dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở, phụ nữ sau đẻ máu xấu không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết, sang chấn, té ngã, vết thương lâu liền miệng
  • Nghệ đen còn có tên khác là bồng nga truật, nghệ đen, nghệ tím, nghệ xanh…, là thân rễ khô của cây nga truật (Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe.)...
  • Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính
  • Nghệ đen còn có tên khác là bồng nga truật, nghệ đen, nghệ tím, nghệ xanh…, là thân rễ khô của cây nga truật (Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe.) hay cây nghệ đen (Curcuma aeruginosa Rosc.), họ gừng (Zingiberaceae).
  • Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên Thu*c là nga truật, có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực,... Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh,...
  • Áp dụng ngũ hành, các loại rau củ quả với các màu sắc của ngũ hành có tác dụng lớn trong việc gìn giữ vẻ đẹp và tuổi thanh xuân.
  • Trong dân gian, củ nghệ rất được trọng dụng trong việc chữa bệnh. Nghệ đen và nghệ vàng là 2 loại nghệ được sử dụng chữa bệnh nhiều nhất.
  • Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, không đọc, có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, điêu tích, hóa thực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY