Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, không đọc, có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, điêu tích, hóa thực.
Thường dùng để chữa các chứng tích huyết, bế kinh, nhiều huyết khối, ăn không tiêu, đầy hơi.
nghệ đen còn giúp tăng cường sự bài tiết mật, tăng trương lực ống tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn. Thu*c làm từ
nghệ đen có tên là nga truật.
Chữa chứng bế kinh, huyết tử, huyết khối, máu ra kéo dài, đen, đóng thành khối nhỏ: dùng 15g
nghệ đen, 15g ích mẫu sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Chữa chứng kém ăn, đầy hơi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm đường ruột, chậm tiêu hóa, mệt mỏi: dùng 160g
nghệ đen, nam mộc hương, đăng tâm (bấc lung), đinh hương mỗi vị 16g, thanh bì, thanh mộc hương, cốc nha mỗi vị 20g, khiên ngưu (sao), hạt cau mỗi vị 40g, củ gấu, tam lăng mỗi vị 160g. Tất cả các vị trên tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Ngày uống 8 - 12g với nước sắc gừng (đã nướng chín)
Chữa chứng suy nhược, xanh xao,
thiếu máu, ăn kém tiêu:
nghệ đen 40g, thục địa, cam thảo, xuyên khang, bạch chỉ, hồi hương, đương qui, bạch thược mỗi vị 40g. Đem tất cả các vị trên tán bột mịn, hoàn thành viên. Uống ngày 8 - 12g.
Chữa chứng trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, cam tích, đi ngoài phân thối khẳn:
nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Chữa chứng nôn trớ ở trẻ em đang bú: lấy 4g
nghệ đen, 3 4 hạt muối ăn đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan một ít ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo) chia uống nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: không dùng nghệ cho những người có chứng âm hư mà không ứ trệ, bệnh sản hậu không có nhiệt kết, không dùng nghệ cho phụ nữ mang thai.
Theo BS Thành Đức - Tiền Phong