Nội dung bài viết:
Bệnh thiếu máu (anemia) là tình trạng cơ thể thiếu hồng huyết cầu để cung cấp đủ máu cho cơ thể. tình trạng thiếu máu khiến cho cơ thể mệt, yếu. bệnh thiếu máu có thể nhẹ hay nặng; tạm thời hoặc dài hạn.
Trong một số trường hợp, bệnh thiếu máu có thể là dấu hiệu nguy hiểm của một số bệnh như ung thư, những bệnh về hệ miễn dịch.
Có nhiều lý do gây ra bệnh thiếu máu. cách chữa trị bệnh thiếu máu tốt nhất là tìm ra được nguyên nhân vì sao chúng ta thiếu máu.
Bạn cần nói kỹ cho bác sĩ về triệu chứng hay bệnh sử, chế độ dinh dưỡng và những vấn đề khác để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Để hiểu rõ nguyên nhân thiếu máu, chúng ta cần biết máu có những loại tế bào nào. có nhiều loại tế bào máu trong cơ thể nhưng có ba loại chính.
Tuy chức năng, cấu trúc, hình dạng của các tế bào máu khác nhau nhưng những loại tế bào máu này hoạt động nhịp nhàng chung với nhau. Ví dụ, khi ta bị đứt tay, các tiểu cầu sẽ hình thành cục máu đông giúp cho việc cầm máu, bạch cầu sẽ chạy đến tiêu diệt các con vi khuẩn đưa vào trong cơ thể qua những vết cắt.
Hồng phế cầu sẽ mang oxy đến những tế bào này để giúp cho các mô này nhanh chóng phục hồi. Đó là cách các tế bào máu làm việc chung với nhau. Hồng huyết cầu là tế bào máu chính trong dòng máu của chúng ta. Hồng huyết cầu có những protein gọi là hemoglobin, làm máu có màu đỏ.
Tế bào máu có hình dạng như bánh donut, tồn tại trong vòng 120 ngày. Những tế bào máu liên tục được sinh ra và mất đi, số lượng tế bào máu sinh ra bằng với số lượng tế bào máu mất đi.
PGS.BS Trần Huỳnh
Hồng huyết cầu có nhiệm vụ chính là cung cấp oxy cho cho các cơ quan trong cơ thể. Chúng ta cần oxy để hoạt động vì vậy hồng huyết cầu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cho các cơ quan trong cơ thể. Tuy tế bào máu có hình dạng giống với bánh donut nhưng rất linh hoạt.
Nó có thể lách qua các mạch máu rất nhỏ li ti và cung cấp máu, oxy cho những nơi xa nhất và nhỏ nhất của cơ thể. một trong các bệnh hiếm của bệnh máu là thiếu máu do hồng cầu liềm. chính vì khiếm khuyết về máu nên các tế bào này không thể linh hoạt được, lạng lách qua những mạch máu nhỏ.
Điểm quan trọng tôi hay nói về bệnh tiểu đường là chỉ số A1c hay còn gọi là chỉ số hemoglobin. Đây là chỉ số phần trăm của lượng đường bám vào bề mặt tế bào hồng huyết cầu trong 120 ngày. Cách làm này đo lượng đường huyết chính xác hơn vì tế bào máu tồn tại bao lâu lượng đường bám bấy lâu.
Bạch cầu là một tế bào máu có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, nhiệm vụ là chống các virus, vi khuẩn, vi sinh đi vào cơ thể của chúng ta gây nhiễm trùng. Bạch cầu sinh ra kháng thể, trong đó có những tế bào khác để nhận ra virus, vi khuẩn và tạo thành hệ thống ngăn ngừa các vi khuẩn “xâm lăng”.
Tiểu cầu là tế bào có kích cỡ nhỏ, có vai trò quan trọng là cầm máu. Khi chúng ta bị đứt tay, tiểu cầu sẽ cầm theo các sợi khác tạo nên cục máu đông. Bằng cách này, vết đứt được được cầm ngay lập tức. Mỗi ngày có hàng trăm nơi bị tổn thương trên cơ thể và bị chảy máu nhưng chúng ta vẫn sống khỏe là do tiểu cầu bảo vệ những nơi xuất huyết li ti như vậy.
Tất cả tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều được tạo ra từ tủy xương lớn như xương đùi hay xương ống chân. Để tạo ra các tế bào máu, cơ thể vẫn cần chất protein, các chất dinh dưỡng, Vitamin B12, Sắt, Folate. Nếu thiếu những chất này, bạn có thể bị bệnh thiếu máu.
Bệnh thiếu máu không những gây mệt mỏi, nó cũng có các triệu chứng khác. bệnh thiếu máu ở giai đoạn đầu chúng ta chưa có triệu chứng gì. một khi bạn đã có triệu chứng hay nghi ngờ bị thiếu máu thì bệnh đã nặng hơn. bạn cần đi gặp bác sĩ ngay.
Dấu hiệu thiếu máu thường gặp là mệt mỏi
Dấu hiệu thiếu máu đầu tiên là mệt mỏi liên tục cho dù chúng ta không làm việc nặng nhọc. chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi khi làm các công việc nhỏ nhặt nhất. mệt mỏi kèm theo chóng mặt là một dấu hiệu nguy hiểm khác. nó cho thấy có thể chúng ta bị thiếu máu nhiều hơn. yếu sức là một dấu hiệu khác. khi ta chạy bộ ngoài trời, bình thường chạy 30 phút nhưng mới chạy 3 phút đã mệt. da tái hay da vàng là thiếu hồng phế cầu.
Dấu hiệu tiếp theo là tim đập nhanh, loạn nhịp. Khi cơ thể chúng ta không đủ máu, tim sẽ tìm cách bơm nhanh hơn để bơm thêm máu đến vùng đó và cung cấp lượng oxy thiếu. Khi tim làm việc nhanh hơn, đập mạnh hơn; lâu dần có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Dấu hiệu khác của bệnh thiếu máu là đau ngực. khi chúng ta thiếu máu tim vẫn cần máu. khi bản thân trái tim không đủ máu, nó sẽ đau và báo cho chúng ta biết. một số bạn sẽ lên cơn đau tim khi bị thiếu máu. ngoài ra, bạn có thể bị lạnh tay lạnh chân do không đủ máu và nhức đầu chóng mặt vì máu không đủ lên não.
Thiếu máu do cơ thể chúng ta không sản xuất đủ tế bào máu. Khiếm khuyết về cấu trúc tế bào máu làm cho tế bào máu không sống đủ 120 ngày.
Vì vậy, chúng ta không đủ tế bào máu cung cấp oxy. Hoặc có thể do chúng ta xuất huyết nhiều hơn lượng máu tái tạo hoặc do tế bào kháng thể tấn công vào tế bào máu làm tế bào máu bị phá hủy.
Người việt hay gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. sắt là thành phần quan trọng tạo ra hồng huyết cầu. thiếu sắt do thiếu dinh dưỡng, tình trạng mang thai, chảy máu nhiều trong kỳ kinh và nhiều lý do khác. cách chữa đơn giản nhất là uống bù sắt. sắt rất khó uống vì uống vào nó sẽ dễ sót bao tử. uống sắt không những gây táo bón mà đi phân cũng bị màu đen.
Nhiều bệnh nhân xem uống sắt như một cực hình. do đó, nếu bị thiếu máu do thiếu sắt bạn cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng của mình. có những loại thức ăn tốt có chất sắt mà chúng ta có thể ăn như rau muống, thịt bò.
Tủy xương không sản xuất được máu do nhiều lý do. Chẳng may chúng ta bị ung thư, dùng Thu*c hóa trị hay bị nhiễm trùng, bị các bệnh khác. Đối với trường hợp tủy xương không sản xuất đủ máu, chúng ta cần xem lại mình có bị bệnh gì khác hay không.
Như vậy, trong một số trường hợp bạn sẽ thấy mình bị thiếu máu và băn khoăn vì sao phải đi làm sinh thiết xương. bởi vì chúng ta cần xem lại tế bào xương có sản xuất đủ máu hay không. trong trường hợp chẩn đoán ung thư máu sẽ dựa vào sinh thiết của tủy xương.
Đây là dạng thiếu máu có liên quan đến kết cấu tế bào máu của chúng ta, khiến cho việc vận chuyển oxy không được tối ưu hóa. kết quả là chúng ta bị thiếu máu.
Các vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất máu. Ví dụ như chúng ta sản xuất máu như sản xuất xe phải cần bánh, máy và nhiều thứ. Chúng ta sản xuất xong chiếc xe nhưng không có bánh nên chúng ta không chạy được. Vitamin B12 giống như bánh xe.
Đây là một khái niệm mới nhưng khá nhiều người bệnh mắc phải mà chúng ta không biết. cũng giống như bất kỳ bệnh miễn dịch nào là “quân ta đánh quân minh”, có nghĩa là chúng ta có những kháng thể tấn công những cơ quan. ví dụ như tấn công vào khớp thì sẽ bị viêm khớp dạng thấp. các kháng thể này tấn công các tế bào máu khiến tế bào máu vỡ ra, gọi đó là thiếu máu do miễn dịch.
Thận là thành phần quan trọng trong việc sản xuất máu. thành ra khi chúng ta bị bệnh thận mãn tính sẽ tăng nguy cơ thiếu máu. khi nêu ra nguyên nhân thiếu máu, bạn có thể đoán được ai dễ bị thiếu máu. đây là những lý do để bạn xem mình có bị thiếu máu hay không.
Ngăn ngừa thiếu máu là yếu tố quan trọng giúp chúng ta không bị biến chứng do thiếu máu.
Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, thiếu vitamin B12/Folate, ăn chay hoặc có chế độ dinh dưỡng hơi khác với mọi người thì cần cẩn thận.
Những bệnh nhân bị bệnh đường ruột hoặc bao tử, dẫn đến hấp thụ dinh dưỡng kém thì chắc chắn dễ bị thiếu máu.
Những bệnh nhân bị loét bao tử, xuất huyết đường ruột nhiều lần dễ bị thiếu máu. khi chữa loét bao tử, không phải chỉ chữa vết loét mà còn phải nghĩ tới rủi ro thiếu máu do xuất huyết bao tử.
Phụ nữ có kinh nhiều, rong kinh hay mất máu nhiều cũng tăng rủi ro thiếu máu. Khi phụ nữ mang thai cơ thể phải dự trữ khối lượng sắt nhiều hơn để cung cấp máu cho bào thai, do đó cũng dễ bị thiếu máu.
Bệnh nhân của bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tự miễn, bệnh nhân có bệnh tiền sử thiếu máu hoặc những người lớn tuổi điều có rủi ro thiếu máu.
Điều quan trọng là bệnh nên hỏi ngay bác sĩ chỉ số máu là bao nhiêu. Tùy vào giới tính và độ tuổi mà chỉ số hồng cầu thấp có thể xem là thiếu máu. Chỉ số thiếu máu ở nam <13g>
Bác sĩ chuyên khoa về máu sẽ cho bạn làm nhiều xét nghiệm khi nghi ngờ thiếu máu. Xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa. Quan trọng là xem máu dưới kính hiển vi để biết cấu trúc hình dạng của máu như thế nào kèm theo xét nghiệm vitamin B12, xét nghiệm Sắt và nhiều thứ khác. Trong một số trường hợp chúng tôi làm sinh thiết nếu chúng tôi nghi ngờ bị ung thư.
Khi bạn chẳng may bị thiếu máu, thấp hồng huyết cầu như thế nào là nguy hiểm? Con số nguy hiểm là 7.0 hay thấp hơn, đây là ngưỡng bạn cần phải nhập viện để theo dõi. Dưới con số 7.0, tim và não chúng ta không hoạt động được. Khi chúng ta bị xuất huyết như vậy, nguy cơ Tu vong rất cao.
Chỉ số hồng cầu từ 5 - 6 có thể gây tổn thương ở tim và làm rối loạn nhịp đập. Trong khi đó, hồng cầu ở mức từ 9 - 10 được xem là ổn định hơn. Khi chỉ số hồng cầu từ 6 - 7, bác sĩ sẽ truyền máu cho bạn. Truyền máu cũng có phản ứng phụ vì vậy bác sĩ sẽ theo dõi và quyết định có truyền máu cho bạn hay không.
Tùy vào từng bệnh nhân chứ không phải dựa vào chỉ số hồng huyết cầu. Nếu chỉ số bằng 10 thì bạn không cần truyền máu, tại vì chúng ta chỉ truyền máu khi thực sự cần thiết. Khi truyền máu, chúng ta cần truyền chậm và tăng chỉ số hồng cầu lên từ từ.
Như vậy, yếu tố quan trọng nhất của chữa bệnh thiếu máu là tìm ra lý do vì sao chúng ta bị thiếu máu. tùy theo mức độ thiếu máu, triệu chứng và chỉ số hồng cầu thấp như thế nào mà bác sĩ sẽ điều trị thích hợp.
Bệnh thiếu máu do dinh dưỡng dễ trị hơn vì chúng ta chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng. bệnh thiếu máu do mãn tính như ung thư, miễn dịch sẽ khó chữa hơn. các bệnh thiếu máu do xuất huyết bao tử, các bệnh đường ruột đòi hỏi có sự tham vấn của các bác sĩ chuyên khoa khác ví dụ như bác sĩ chuyên khoa đường tiêu hóa.
Tóm lại, thiếu máu là căn bệnh nguy hiểm mà bạn không nên xem thường vì triệu chứng thiếu máu chỉ xảy ra khi bệnh bắt đầu nặng hơn. tìm ra nguyên nhân do thiếu máu là điều quan trọng bởi vì cách chữa phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân thiếu máu. bạn nhớ thảo luận kỹ với bác sĩ của mình về chế độ ăn uống, các rủi ro, bệnh sử để ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Chủ đề liên quan:
bệnh thiếu máu cách điều trị điều trị hiếu máu nguyên nh nguyên nhâ nguyên nhân Nguyên nhân bệnh thiếu máu và cách điều trị thiếu máu