Kiểm soát mức độ căng thẳng
Bạn có biết rằng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn? Các hormone như glucagon và cortisol được tiết ra khi căng thẳng làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy, tập thể dục, thư giãn và thiền định có thể giúp bạn giảm căng thẳng và giảm lượng đường trong máu.
Hoạt động thể chất
Ít hoạt động thể chất có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe như đái tháo đường, huyết áp cao và nhiều vấn đề khác. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân và giúp cơ bắp sử dụng lượng đường trong máu để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Các bài tập thể dục như nâng tạ, đi bộ nhanh, chạy, đi bộ đường dài, bơi lội... là cách giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp người bệnh đái tháo đường giảm lượng đường trong máu. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm: Trứng, yến mạch, đậu lăng, khoai lang và các loại rau không chứa tinh bột.
Ngủ ngon
Việc thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Không chỉ vậy, nó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, từ đó khiến bạn dễ bị tăng cân. Nó cũng có thể làm tăng mức hormone cortisol trong cơ thể. Do đó, hãy cố gắng để có được một giấc ngủ ngon.
Ăn hạt cỏ cà ri
Hạt cỏ cà ri có chứa nhiều chất xơ hòa tan và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. theo nhiều nghiên cứu khác nhau, hạt cỏ cà ri có thể làm giảm lượng đường trong máu rất hiệu quả ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Theo Trần Lưu - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid điều chỉnh dự kiến đường trong máu khỏi bệnh lượng đường lượng đường trong máu mắc mới nâng cấp sở y tế thêm ca mắc