Huyết học hôm nay

Nổi đốm đỏ trên da, mệt mỏi, da nhợt nhạt: Cảnh giác với bệnh về máu

Đây là những dấu hiệu được ThS.BS.CK2 Nguyễn Quang Đẳng - Trưởng khoa Huyết học - Bệnh viện Thống nhất TPHCM đưa ra trong bài viết sau, nhằm khuyến cáo bạn đọc cần cảnh giác hơn với những bệnh về máu.

Nội dung bài viết:

1. Vai trò của máu

2. Các bệnh lý về máu thường gặp

3. Nguyên nhân gây ra các bệnh lý về máu

4. Các triệu chứng và nguy cơ có thể gặp trong các bệnh lý về máu:

5. Những phương pháp điều trị các bệnh về máu

6. Biện pháp phòng ngừa những bệnh lý về máu

1. Vai trò của máu

Máu có vai trò đặc biệt đối với sự sống và sức khỏe con người. Máu trong cơ thể có chức năng cung cấp các chất dinh dưỡng, cấu tạo các tổ chức và loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Máu và các chế phẩm của máu là một loại Thu*c đặc biệt không có gì có thể thay thế được.

Hiện nay, nhu cầu máu cho cấp cứu điều trị rất lớn và ngày càng tăng do chấn thương gây mất máu, đặc biệt là T*i n*n giao thông, phụ nữ băng huyết sau sinh; bệnh nhân thiếu máu do ung thư, sốt rét; nhu cầu máu dành cho phát triển kỹ thuật cao như mổ tim, ghép thận…

Mỗi năm, nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu điều trị. Đây là một con số khá lớn và chúng ta chỉ đáp ứng được khoảng 54% nhu cầu máu cho điều trị. Trong bối cảnh đó, hiến máu nhân đạo là một hành động vừa ý nghĩa, vừa thiết thực, đem đến hi vọng sống cho nhiều người.

2. Các bệnh lý về máu thường gặp

Bệnh về máu là một trong những bệnh liên quan đến các dòng tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, các bệnh thường gặp bao gồm: bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu, bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch, loạn sản tủy.

Bệnh thiếu máu thường liên quan đến dòng tế bào hồng cầu. Bên cạnh vấn đề thiếu máu, bệnh còn làm giảm đi chức năng sống của bệnh nhân, đồng thời khiến các cơ quan khác ảnh hưởng theo. Thiếu máu nặng có thể khiến các cơ quan bị tổn thương, chẳng hạn như suy tế bào gan, thậm chí dẫn đến T* vong nếu gặp tình trạng thiếu máu trầm trọng.

Với bệnh lý liên quan đến bạch cầu, thường là bệnh ung thư. Bệnh làm rối loạn dòng tế bào bạch cầu, tăng sinh các tế bào ác tính trong tuỷ xương. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể chèn ép các dòng tế bào khác khiến bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng nặng như: nhiễm trùng huyết, thiếu máu não (do bạch cầu chèn ép hồng cầu), xuất huyết (do bạch cầu chèn ép tiểu cầu),… Từ đó, bệnh nhân có thể T* vong từ biến chứng của bệnh bạch cầu.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh lý giảm tiểu cầu vô căn do cơ thể có kháng thể chống lại tiểu cầu dẫn đến tình trạng giảm tiểu cầu. Giảm tiểu cầu ảnh hưởng lên quá trình xuất huyết của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân có thể T* vong nếu không điều trị trong trường hợp giảm tiểu cầu nặng.

3. Nguyên nhân gây ra các bệnh lý về máu

Máu chiếm 1/3 cơ thể của con người và đóng một vai trò quan trọng. Máu không những giúp điều hòa hoạt động tuần hoàn, duy trì huyết áp, mà còn cung cấp oxy đến toàn bộ cơ quan để sản xuất năng lượng của toàn bộ cơ thể. Nếu cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu như: xuất huyết các đốm đỏ trên da, thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức, da nhợt nhạt, trên cơ thể xuất hiện hạch một cách bất thường… rất có thể bạn đang có vấn đề về máu.

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn dấu hiệu của căn bệnh này với các bệnh sốt thông thường nên không nhận ra mình đang có khả năng mắc các chứng bệnh nguy hiểm. Việc chủ quan không nhanh chóng đi khám và xét nghiệm máu ngay khi thấy các biểu hiện này có thể dẫn tới tình trạng nặng nề hơn, đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian điều trị bệnh hơn, thậm chí là T* vong.

Như đã nêu, hiện nay các căn bệnh có liên quan đến máu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta lại chưa có đủ kiến thức để nhận biết sớm những dấu hiệu ban đầu của các căn bệnh này.

Theo thống kê, tỉ lệ người có khả nặng bị bệnh về bạch cầu là 1 - 5%, bệnh về thiếu máu là 10 - 20% và xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là 1 - 2%.

Rất nhiều người trong chúng ta thường chủ quan đến những bất ổn của sức khoẻ. Tuy nhiên, trên thực tế bất kỳ ai cũng có thể mang trong người mầm bệnh nhưng không hề hay biết.

Cụ thể, tùy theo những loại bệnh mà sẽ có những nguyên nhân khác nhau.

4. Các triệu chứng và nguy cơ có thể gặp trong các bệnh lý về máu:

Những biểu hiện của bệnh lý huyết học tùy thuộc vào sự hưởng của các dòng tế bào máu (hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu) lên cơ thể.

    Đối với bệnh liên quan đến bạch cầu, bệnh nhân sẽ có triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng như: sốt, môi khô, lưỡi dơ, mệt mỏi.
    Đối với triệu chứng của giảm tiểu cầu, bệnh nhân có thể gặp tình trạng xuất huyết, biểu hiện nhẹ của xuất huyết da niêm, xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não…

Nếu không điều trị kịp thời, chẳng hạn như đối với bệnh về bạch cầu, bệnh nhân có thể thiếu máu nặng dẫn đến tổn thương các cơ quan, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là T* vong.

Diễn tiến của các bệnh lý bạch cầu thay đổi không giống nhau và có thời gian ủ bệnh tương tự các bệnh như: bệnh lao, ung thư hay các bệnh lý ngoại khoa khác. Tùy theo cơ thể đáp ứng của bệnh nhân mà diễn tiến bệnh có thể rất nhanh (bệnh lý bạch cầu cấp) hoặc cũng có thể rất chậm (bệnh lý bạch cầu mãn tính) khiến bệnh nhân khó phát hiện.

Tóm lại, đối với hầu hết các căn bệnh có liên quan đến máu, những biểu hiện cơ bản của người bệnh thường là da nhợt nhạt, xanh xao, dễ mệt mỏi, cảm thấy buồn nôn. Nếu chúng ta không phát hiện để có phương án điều trị, hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ thì có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn dẫn đến suy đa phủ tạng.

5. Những phương pháp điều trị các bệnh về máu

Mặc dù y học ngày càng tiến bộ và không ngừng có những bứt phá mới, thế nhưng trên thực tế vẫn có những vấn đề sức khỏe, y học chưa thể tìm ra được phương pháp điều trị hiệu quả.

Hiện nay, đối với bệnh bạch cầu, phương pháp điều trị đã có những tiến bộ mới đó là điều trị ghép tế bào gốc. Theo đó, người ta có thể thay thế các tế bào gốc, cải thiện cuộc sống kéo dài khoảng 15 - 20 năm. Đó là một trong những tiến bộ của ngành huyết học truyền máu.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm những bệnh lý như thiếu máu di truyền thalassemia, Hemophilia… mà chỉ dừng lại ở mức độ điều trị triệu chứng hoặc tư vấn về di truyền, ngăn ngừa sinh bệnh trong các thế hệ sau.

Một số bệnh thường gặp và hướng điều trị cơ bản:

    Bệnh Thalassemia - bệnh tan máu bẩm sinh: Phẫu thuật cắt lách, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp điều trị tình trạng.
    Ung thư máu: Hóa trị, cấy tủy, liệu pháp sinh học, xạ trị.

6. Biện pháp phòng ngừa những bệnh lý về máu

Để phòng ngừa bệnh lý về máu, đa số chúng ta chủ yếu sẽ phòng bệnh thiếu máu (thiếu máu do cung cấp). Theo đó, chúng ta nên ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ.
Các bệnh lý về bạch cầu và tiểu cầu nói chung rất khó phòng ngừa. Bởi đa số những bệnh lý này không phải do ảnh hưởng của tác động cuộc sống.
Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng như: sốt kéo dài, triệu chứng xuất huyết da niêm, xuất huyết da, chảy máu răng; hoặc có triệu chứng của bệnh thiếu máu như: xây xẩm, chóng mặt, mệt mỏi, hoạt động kém thì nên tìm đến các cơ sở y tế để kiểm tra xem mình có bệnh lý về máu hay không.


Anh Thi (ghi) - AloBacsi.vn

Lần cập nhật cuối: 10:10 16/10/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/noi-dom-do-tren-da-met-moi-da-nhot-nhat-canh-giac-voi-benh-ve-mau-n418671.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY