Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu Cây Nghệ - Curcuma Longa L

Theo Đông Y, nghệ vàng được phân làm hai vị Thu*c. Thân rễ to được gọi là khương hoàng, các củ nhỏ mọc ra từ thân rễ được gọi là uất kim. Uất kim thường có màu đỏ hơn. Khương hoàng có vị cay, đắng, tính ấm với công năng hành khí, phá huyết ứ, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, sinh cơ. Dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở, phụ nữ sau đẻ máu xấu không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết, sang chấn, té ngã, vết thương lâu liền miệng

1.Hình ảnh và mô tả Nghệ hay Nghệ vàng – Curcuma longa L., thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.

Nghệ hay nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng (Tên khoa học: Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae)

Tên Tiếng Việt: Nghệ, Nghệ nhà, Khương hoàng, Co khản mỉn, Co hem (Thái), Uất kim, Khinh lương (Tày)

Tên khoa học: Curcuma longa L. - Curcuma domestica Valet. họ Gừng (Zingiberaceae)

Mô tả: Cỏ cao khoảng 70 cm. Thân rễ (thường gọi củ Nghệ) hình trụ hay hình bầu dục, phân nhánh, đường kính 1,5-2 cm; có màu vàng tươi, có nhiều đốt, tại các đốt có những vảy khô do lá biến đổi thành. Lá đơn, mọc từ thân rễ.

Phiến lá hình bầu dục, kích thước 22- 40 x 12 – 15 cm, đầu nhọn, bìa phiến nguyên, hơi uốn lượn; màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân phụ hơi lồi ở mặt trên. Bẹ lá hình lòng máng, dài 18- 28 cm, ôm sát vào nhau tạo thành một thân khí sinh giả có màu xanh, trên bẹ lá có các đường gân dọc song song. Lưỡi nhỏ là một màng mỏng màu trắng, cao 2-3 mm.

2.Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Curcumae Longae, thường gọi là Khương hoàng.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn Độ, được trồng lấy thân rễ làm gia vị và làm Thu*c. Thân rễ thường được thu hái tháng 8, tháng 9, cắt bỏ hết rễ để riêng. Muốn để lâu, phải hấp trong 6-12 giờ, sau đó để ráo nước đem phơi nắng hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Củ Nghệ chứa 4-6% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm (ở Nghệ tươi 2,24%) mà thành phần gồm 25% carbur terpenic, zingiberen và 65% ceton sesquiterpenic, các chất turmeron, arturmeron; còn có các chất curcuminoid trong đó có curcumin (0,3-1,5%) desmethoxycurcumin. Curcumin là dạng tinh thể màu đỏ ánh tím không tan trong nước, tan trong acid, trong kiềm.

Tính vị, tác dụng: Nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống. Người ta cũng biết được là curcumin có tác dụng tiêu mủ, lên da non, tác dụng thông mật, làm tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá cholesterol trong máu. Tinh dầu Nghệ có tác dụng diệt nấm ngoài da và cũng như curcumin có tác dụng kháng khuẩn.

Công dụng: Thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng khí trướng đau nhức, đau liên sườn dưới khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục trong bụng, bị đòn ngã tổn thương ứ huyết, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức.

Liều dùng: 4-12g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài, lấy Nghệ tươi vắt nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da. Còn dùng dạng bột 2-4g, chia làm hai lần.

Đơn Thu*c:

1. Vàng da: Nghệ, Nghệ đen, Cỏ cú, quả Quất non, tán bột, trộn với mật ong làm viên.

2. Cao dán nhọt: Nghệ 60g, củ Ráy 80g, Nhựa thông 40g, Sáp ong 40g, Dầu vừng 80g. Gọt sạch Ráy, giã nhuyễn, nấu nhừ với nhựa, dầu, sáp, Nghệ rồi phết vào giấy mỏng. Dùng dán mụn nhọt.

3. Thu*c rửa *m đ*o (bài Thu*c tâm đắc ở An Giang): Bột Nghệ vàng (Nghệ xà cừ) 30g, Phèn chua phi 20g, Hàn the 20g, nước 500ml. Nấu sôi 15 phút rồi lọc sạch. Nấu sôi lại một lần nữa. Để nguội, dùng nước này bơm rửa trong *m đ*o.

Ghi chú: Người cơ thể hư nhược, không có ứ trệ, không nên dùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-nghe-curcuma-longa-l)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY