Hà Giang: Phát huy vai trò của người có uy tín trong bài trừ hủ tục
Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Người la chí bảo tồn nghề trồng bông, dệt vải (ảnh: báo lào cai).
Nghề dệt vải của người la chí có từ lâu đời và đã trở thành nét đẹp trong bản sắc văn hóa của dân tộc và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Từ tháng 1, tháng 2, người la chí đã trồng bông, đến tháng 8, tháng 9 thì bắt đầu vào mùa bật bông dệt vải. bông khi thu hái vẫn còn chứa hạt, sau khi tách hạt sẽ được bật cho tơi ra, rồi cuộn lại thành từng thỏi nhỏ.
Công đoạn tiếp theo cần đến sự khéo léo của người phụ nữ, khi phải kéo sợi thật đều và uyển chuyển để có được sợi chỉ kích thước đều nhau. từ những sợi chỉ mỏng manh, người phụ nữ tiếp tục dệt để có được một tấm vải thô ưng ý.
Người La Chí thường mặc áo nhuộm chàm. Để vải lên đúng màu, người phụ nữ phải nhuộm rồi phơi khô ít nhất 5 lần. Để hoàn thiện một bộ trang phục truyền thống phải trải qua 13 công đoạn, trong đó công đoạn nhuộm chàm chiếm nhiều thời gian nhất. Từ những công cụ thô sơ cùng bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc La Chí, bộ trang phục truyền thống của họ dù mang màu chàm mộc mạc, nhưng vẫn rất tinh tế trong từng đường khâu, mũi chỉ.
Nguồn video: Truyền hình Lào Cai
Art Tokyo Global (Singapore) hoàn thành SHIP – bộ phim nghệ thuật NFT nhập vai đầu tiên trên thế giới
Hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn cho người cai nghiện ma tuý
Chủ đề liên quan:
dân tộc La Chí dệt vải đồng bào La Chí nghề dệt nghề dệt vải nghề thủ công nghề thủ công truyền thống người La Chí