Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nghỉ học vì Covid-19, báo động tình trạng trẻ bị béo phì: Dung túng cho đà tăng cân sẽ gây hậu quả

Nhiều phụ huynh có xu hướng tẩm bổ quá đà cho trẻ trong thời gian giãn cách ở nhà, cho trẻ ăn chế độ thừa đạm, thừa béo nhưng thiếu xơ và vitamin khiến trẻ có xu hướng thừa cân, béo phì.

Tỉ lệ trẻ béo phì tăng gấp đôi sau 10 năm

Cuộc điều tra do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế cho thấy số trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng hơn 2 lần trong 10 năm qua, đặc biệt tại thành thị.

Khảo sát của Viện Dinh dưỡng cũng cho thấy, trẻ thành thị thừa 200% đạm, 130% béo nhưng lại thiếu vitamin, thiếu vận động, dẫn đến nhiều trẻ thừa cân, béo phì.

PGS.TS. Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, trẻ em khu vực thành phố có xu hướng được quan tâm chăm sóc về dinh dưỡng nhiều hơn, được ông bà và bố mẹ ép ăn uống từ nhỏ, dẫn đến cân nặng tăng dần, cho đến khi trẻ bị thừa cân béo phì thì lại càng thèm ăn hơn và đến khi trẻ bị béo phì thì việc kiểm soát cân nặng sẽ càng khó khăn hơn…

Việc ăn quá nhiều vào bữa chiều và bữa tối khi cơ thể không cần nhiều năng lượng, đặc biệt là trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì.

Nếu phụ huynh chủ quan, không có hành động kịp thời sẽ dễ dung túng cho "đà tăng cân" của trẻ, để lại những hậu quả khó lường.

Đặc biệt, các chuyên gia cho biết trẻ thừa cân vẫn có thể thiếu chất, và giảm sức miễn dịch, khả năng chống chọi với bệnh tật hơn so với trẻ bình thường.

Trẻ em khi đã béo phì sẽ khó khắc phục, không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ, khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng tâm S*nh l*, kết quả học tập, mà còn gây những hậu quả xấu đến sức khỏe.

Trẻ béo phì dễ bị rối loạn mỡ máu, rối loạn đường máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến hệ xương, đặc biệt những trẻ béo phì nặng, ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm khi trưởng thành như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ...

Bệnh mãn tính đang trẻ hóa, xuất hiện ở trẻ em

Hiện nay, nhiều căn bệnh mãn tính đang có xu hướng trẻ hoá, nghiêm trọng hơn là xuất hiện ở lứa tuổi học đường.

Tại TP HCM, hiện có tới 50% trẻ tiểu học bị thừa cân, béo phì, 15,4% trẻ học đường (6 - 18 tuổi) bị tăng huyết áp, 9 tuổi đã có trẻ bị đái tháo đường type 2.

TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng - lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Hậu quả của thừa cân, béo phì thường khó nhận biết ngay, nhưng không thể xem nhẹ.

Khi trẻ béo phì chẳng may mắc những bệnh lý như: tiêu chảy, viêm phổi,... bệnh thường có xu hướng tiến triển nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài".

Phụ huynh cần quan tâm và không chủ quan khi đánh giá về cân nặng của con, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

Để đánh giá, ngoài việc quan sát hình thể của trẻ thì tương quan giữa số đo cân năng và chiều cao cho phép phụ huynh nhận định một cách khách quan.

Đối với trẻ em từ 0-5 tuổi: trẻ được coi là thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao dao động từ 2 độ lệch chuẩn (SD) đến 3 < SD. Trẻ coi là béo phì khi cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao ≥ 3 SD.

Đối với trẻ em 5-19 tuổi: trẻ được coi là thừa cân khi chỉ số khối cơ thể theo tuổi (BMI) từ +1 SD đến < 2SD. Trẻ được coi là béo phì khi BMI ≥ 2SD.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu vượt ngưỡng cân nặng chuẩn, phụ huynh cần có hành động ngay để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường cho trẻ vận động, tránh kéo dài tình trạng tăng cân dẫn đến béo phì.

Theo DNTT

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/nghi-hoc-vi-covid-19-bao-dong-tinh-trang-tre-bi-beo-phi-dung-tung-cho-da-tang-can-se-gay-hau-qua-20210702163608927.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY