Một phân tích dữ liệu y tế của Mỹ cho thấy bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ cao bị biến chứng về tim mạch trong ít nhất một năm sau khi nhiễm bệnh. Nghiên cứu được công bố ngày 7/2 trên Tạp chí Nature Medicine. Theo đó, các biến chứng được ghi nhận bao gồm các vấn đề về nhịp tim, viêm tim, cục máu đông, đột quỵ, bệnh động mạch vành, đau tim, suy tim và thậm chí T* vong.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hồ sơ sức khỏe của hơn 153.000 cựu chiến binh Mỹ từng mắc bệnh Covid và phát hiện thấy nguy cơ mắc các bệnh tim tăng dần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Đây là một trong những nghiên cứu toàn diện đầu tiên theo dõi các tác động lâu dài liên quan đến Covid-19. Nhiều bệnh nhân đã báo cáo tình trạng sương mù não, mệt mỏi, suy nhược hoặc mất khứu giác kéo dài trong nhiều tháng sau khi bị bệnh. Một số nhà nghiên cứu hiện tin rằng những triệu chứng kéo dài đó có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
PGS.TS Ziyad Al-Aly, tác giả cao cấp của nghiên cứu tại Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), cho biết: "Đối với những người rõ ràng có nguy cơ mắc bệnh tim từ trước khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2, các phát hiện cho thấy COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ đó. Nhưng đáng chú ý nhất, những người chưa từng mắc bất kỳ vấn đề nào về tim và được coi là có nguy cơ thấp hiện cũng đang phát triển các vấn đề về tim hậu COVID-19".
Nhiều bệnh nhân đã báo cáo tình trạng sương mù não, mệt mỏi, suy nhược hoặc mất khứu giác kéo dài trong nhiều tháng sau khi bị bệnh. Một số nhà nghiên cứu hiện tin rằng những triệu chứng kéo dài đó có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong 1 năm sau khi nhiễm virus, bệnh nhân COVID-19 có tỷ lệ mắc bệnh tim, bao gồm cả suy tim và T* vong, cao hơn 4% so với những người không mắc COVID-19.
"Một số người có thể nghĩ 4% là một con số nhỏ, nhưng với mức độ nghiêm trọng của đại dịch, con số đó tương đương với khoảng 3 triệu người Mỹ bị biến chứng tim mạch do COVID-19", PGS.TS Ziyad Al-Aly, tác giả cao cấp của nghiên cứu tại Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), nhấn mạnh.
So với nhóm chứng, bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn 72%; nguy cơ đau tim cao hơn 63%, và nguy cơ đột quỵ cao hơn 52%. Nhìn chung, những bệnh nhân này có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn hơn 55%, bao gồm đau tim, đột quỵ và T* vong.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health, trẻ em và thanh thiếu niên có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 có nhiều khả năng gặp các triệu chứng kéo dài 3 tháng sau khi nhiễm bệnh.
Một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về chứng COVID kéo dài ở những người trẻ tuổi đến từ Trẻ em & Thanh niên mắc chứng Long Covid (CLoCk) là nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Trẻ em Great Ormond Street của Đại học College London (UCL).
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 6.804 thanh thiếu niên từ 11-17 tuổi ở Vương quốc Anh được xét nghiệm PCR Covid-19 trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021. Trong số những người tham gia, 3.065 người có kết quả xét nghiệm dương tính và 3.739 người được xét nghiệm âm tính.
Ba tháng sau khi thử nghiệm, 66,5% người tham gia thử nghiệm dương tính với Covid-19 cho biết có các triệu chứng so với 53,3% những người thử nghiệm âm tính. Ngoài ra, gần như gấp đôi số người tham gia có kết quả xét nghiệm dương tính (30,3%) cho biết vẫn gặp phải ba triệu chứng Covid-19 trở lên so với những người có kết quả xét nghiệm âm tính (16,2%). Các triệu chứng phổ biến nhất được báo cáo ở những người có kết quả xét nghiệm dương tính là mệt mỏi (39%), nhức đầu (23,2%) và khó thở (23,4%).
Terence Stephenson, giáo sư Nuffield về sức khỏe trẻ em tại Viện Sức khỏe Trẻ em UCL Ormond Street và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "COVID kéo dài dường như là triệu chứng rất phổ biến".
Theo Nature, kết quả nghiên cứu của CLoCK cho thấy hàng chục nghìn trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi Covid kéo dài, chỉ tính riêng ở Vương quốc Anh. Theo ước tính của Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh, khoảng 44.000 trẻ em từ 2-11 tuổi và 73.000 thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi mắc chứng COVID kéo dài.
Một vài nghiên cứu được thực hiện cho đến nay cũng cho thấy các triệu chứng COVID kéo dài ở trẻ em có thể tương tự như các triệu chứng ở người lớn. Những phát hiện này cần được xác nhận bằng các cuộc khảo sát chi tiết hơn.
Trước các triệu chứng hậu COVID, các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm hiểu nguyên nhân. Giờ đây, họ đã biết một phần câu trả lời là "do các tự kháng thể".
Tiến sĩ Jean-Laurent Casanova, chuyên gia về di truyền học - bệnh truyền nhiễm và nhóm nghiên cứu tại Đại học Rockefeller (Mỹ), đã thực hiện một phần dự án quốc tế - nhằm nghiên cứu các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng. Theo phát hiện của nghiên cứu thì những bệnh nhân mắc COVID-19 phải nhập viện có mức độ tự kháng thể cao hơn nhiều so với những bệnh nhân nhiễm bệnh nhẹ. Và ước tính rằng tự kháng thể có thể chính là thủ phạm gây ra khoảng 1/5 tổng số ca T* vong do COVID-19.
Họ cũng phát hiện ra rằng, các tự kháng thể gây bệnh nặng thêm bằng cách ngăn chặn hoạt động của các phân tử giúp cơ thể chống lại nhiễm virus.
Tự kháng thể là những tế bào miễn dịch chống lại cơ thể, thay vì bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm bệnh. Chúng lại tấn công các mô khỏe mạnh và các cơ quan quan trọng và quá trình này là nguyên nhân của rất nhiều bệnh tự miễn dịch. Tự kháng thể không chỉ giúp giải thích khả năng dễ nhiễm bệnh của mỗi người mà còn là thủ phạm gây ra các bệnh như thấp khớp, tiểu đường, lão hóa và chứng COVID-19 kéo dài.
Theo Washingtonpost, Nature, TheGuardian
https://afamily.vn/nghien-cuu-phat-hien-them-tac-hai-lau-dai-voi-nguoi-mac-covid-19-nguyen-nhan-nao-gay-ra-cac-trieu-chung-hau-covid-19-20220213134353845.chnTiếp theo
Có thêm 1 mùa nữa là "mùa ô nhiễm không khí", vì sao ô nhiễm bụi mịn trở nên trầm trọng hơn vào mùa đông và đầu xuân?