Bạn nên biết hôm nay

Móng tay Covid - triệu chứng lạ sau nhiễm

Móng tay Covid là hiện tượng xuất hiện những vết lạ trên móng tay, được xem như tác dụng phụ còn sót lại, hoặc cách cơ thể đối phó với sự lây nhiễm virus mức độ lớn.

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn (Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia), người sáng lập nhóm tư vấn hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà, đang điều trị cho một cháu bé 9 tuổi. Sau khi khỏi Covid-19, bé xuất hiện những vết lạ trên móng tay, gồm các đường kẻ ngang dọc, có chỗ lõm ngang móng. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày, bệnh nhân không có các triệu chứng khác, sức khỏe vẫn bình thường.

Bác sĩ gọi đây là hiện tượng "móng tay Covid", khá hiếm gặp. Tình trạng này xuất hiện trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng sau khi F0 khỏi bệnh, thể hiện cơ thể người bệnh đã trải qua quá trình chống lại tình trạng nhiễm khuẩn, bị phá hủy mạch máu, nguy cơ đông máu cao.

Có ba dạng hình thái "móng tay Covid", thứ nhất là các đường kẻ ngang, lõm ngang móng; thứ hai là móng tay hình "nửa vầng trăng đỏ"; thứ ba là móng có đường mees (dạng vân) ngang hoặc dọc. Hiện tượng này có thể xuất hiện không chỉ ở móng tay mà còn cả ở ngón chân. Dấu hiệu đặc trưng nhất là các rãnh, thường có màu trắng, chạy dọc trên móng tay của người bệnh.

Bác sĩ cho rằng hiện tượng "móng tay Covid" sẽ phục hồi dần sau khoảng 6 tháng, không nguy hiểm nên không đáng lo ngại. Nếu gặp phải tình trạng này, nên dưỡng móng nhiều và hạn chế sử dụng hóa chất. Hiện chưa rõ bao nhiêu người mắc di chứng này sau khỏi Covid.

Trên thế giới, "móng tay Covid" còn được các bác sĩ gọi là "đường Beau", ghi nhận và xem là do tác dụng phụ của Covid-19. Nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được xác định rõ, song các chuyên gia tin rằng việc trải qua căng thẳng hoặc bệnh tật gây nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể có thể ảnh hưởng đến tình trạng của móng tay.

Móng tay của một bệnh nhân sau khỏi Covid-19. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Di chứng Covid là vấn đề sức khỏe đang được quan tâm trên toàn cầu và đến nay vẫn được xem là "bí ẩn chưa có lời giải". Các chuyên gia trên thế giới vẫn đang nỗ lực tìm hiểu thêm về các ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe liên quan đến hậu Covid-19.

Theo bác sĩ Tuấn, sau khỏi Covid-19, người bệnh có thể gặp một loạt rối loạn, di chứng trong khoảng bốn tuần trở lên. Thậm chí những người không có các triệu chứng Covid-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm vẫn có thể bị di chứng. Những tình trạng này có thể xuất hiện ở các dạng khác nhau và có thể xuất hiện cùng lúc hay trong khoảng thời gian khác nhau.

Một số triệu chứng có thể gặp phải là khó thở hoặc hụt hơi; mệt mỏi hay chóng mặt. Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần (còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức). Bên cạnh đó, họ khó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là "đám sương mù trong não"); ho; đau ngực hoặc dạ dày; đau đầu; tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là đánh trống ngực). Các di chứng còn có thể là đau cơ hay khớp; cảm giác tê râm ran; tiêu chảy; gặp vấn đề về giấc ngủ; sốt; chóng mặt khi đứng dậy hay thay đổi tư thế đột ngột (choáng váng). Người bệnh có thể phát ban; thay đổi tâm trạng; thay đổi về vị giác và khứu giác; thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.

"Ở bất kỳ độ tuổi nào đã mắc Covid-19 sau đó có thể phát triển hội chứng Covid-19 kéo dài, tuy nhiên các di chứng ít phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn", bác sĩ cho biết. Các nghiên cứu cho thấy triệu chứng kéo dài ở trẻ em tương tự như các triệu chứng ở người lớn, phổ biến nhất là mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ (mất ngủ), khó tập trung, đau cơ, khớp và ho. Trẻ nhỏ có thể gặp khó khăn khi mô tả các vấn đề mà chúng đang gặp phải.

Bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất để ngăn ngừa các di chứng Covid-19 là phòng ngừa tránh mắc bệnh Covid-19 bằng việc tiêm vaccine và tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/mong-tay-covid-trieu-chung-la-sau-nhiem-4416136.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY