Ngày 26/10, phiên xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Trung Dũng bắt đầu được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử.
trong vụ án này, 12 bị cáo bị truy tố đều là những đại gia từng đảm nhiệm vị trí giám đốc, phó giám đốc hay trưởng phòng bidv thuộc các chi nhánh. ngoài ra, còn có ông trần duy tùng (con ông trần bắc hà) cũng dính líu đến đại án bidv này.
Các bị cáo tại phiên xử sơ thẩm ngày 26/10/2020. |
Trong đó, 8 người bị cáo buộc tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, gồm: Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng, Kiều Đình Hòa (cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng phòng thuộc BIDV Hà Tĩnh), Ngô Duy Chính (cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), Nguyễn Xuân Giáp (cựu Phó giám đốc chi nhánh), Phạm Hồng Quang (cựu Trưởng phòng thuộc chi nhánh) và Đặng Thanh Nam (cựu cán bộ).
Bốn người còn lại bị truy tố tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản: Đoàn Hồng Dũng (cựu giám đốc Công ty Trung Dũng); Trần Anh Quang, Đinh Văn Dũng (cựu Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà) và Nguyễn Thị Thanh Sơn (cựu giám đốc Công ty Hà Nam).
Hđxx cũng triệu tập gần 120 cá nhân, tổ chức liên quan. ông trần bắc hà (cựu chủ tịch hội đồng quản trị bidv) có vai trò quan trọng, xuyên suốt vụ án, nhưng ch*t tại trại tạm giam do bệnh lý, nên được đình chỉ điều tra.
Được triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ông nguyễn gia thiều (chủ tịch hđqt công ty bình hà thời điểm xảy ra vụ án) vắng mặt.
Theo cáo trạng, ông Đoàn Nguyên Đức (“bầu” Đức) - Chủ tịch HAGL, người “dính líu” đến đại án đã giới thiệu bị cáo Đinh Văn Dũng cho ông Trần Bắc Hà.
Cụ thể, đầu năm 2015, ông Hà nhờ ông Đức giới thiệu người có năng lực và kinh nghiệm quản lý để giúp thành lập Công ty, đầu tư dự án nuôi bò. Ông Đức giới thiệu bị cáo Dũng, nhân viên cũ của Tập đoàn HAGL, từng phụ trách làm nông nghiệp tại Campuchia nhưng đã nghỉ việc từ đầu năm 2013.
"Bầu" Đức giới thiệu "người cũ" cho ông Trần Bắc Hà. |
Sau đó, ông Đức gọi Đinh Văn Dũng xuống Hà Tĩnh gặp Trần Duy Tùng (con ông Trần Bắc Hà) để hỗ trợ làm dự án nhưng không nắm được nội dung cha ông Hà và bị cáo Dũng làm việc ra sao.
Ông đoàn nguyên đức khai với cơ quan điều tra, không biết và không tham gia dự án. sau khi dự án đổ bể, ông trần bắc hà có gửi cho ông đức biên bản đề nghị hỗ trợ trả nợ cho công ty bình hà. ông đức từ chối vì lý do không tham gia và không liên quan đến dự án này của công ty bình hà nên không có trách nhiệm.
Theo cáo trạng, trần duy tùng (sn 1985, con ông trần bắc hà), là chủ tịch hđqt công ty cp tập đoàn an phú. tuy không trực tiếp tham gia vào công ty bình hà hoặc đứng tên sở hữu cổ phần nhưng tùng là chủ đứng thứ hai sau ông trần bắc hà.
Tuy không trực tiếp tham gia vào Công ty Bình Hà hoặc đứng tên sở hữu cổ phần nhưng Trần Duy Tùng là chủ đứng thứ hai sau ông Trần Bắc Hà. |
Tùng là người trực tiếp nhờ ông nguyễn gia thiều đứng danh nghĩa chủ tịch hđqt công ty bình hà và nhờ thái thành vinh và trần anh quang đứng tên sở hữu cổ phần công ty bình hà.
Tập đoàn An Phú được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài để thành lập liên doanh Công ty SHH Viêng Chăn với số vốn đầu tư ra nước ngoài gần 300 tỷ đồng.
Từ 2013 đến 2015, Tùng và Vinh đã nộp 10,4 triệu USD tiền mặt vào tài khoản của Vinh mở tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (LaoVietBank). Sau đó, Tùng dùng 10 triệu USD từ tài khoản của Vinh chuyển sang Công ty Outhid Houng Heang.
Không chỉ vậy, nhằm qua mặt cơ quan chức năng, ngày 23/12/2015, Tập đoàn An Phú chuyển sang Lào 4 triệu USD.
Công ty Outhid Houng Heung đã thay mặt Công ty SHH Viêng Chăn chuyển 10 triệu USD góp vốn vào tài khoản của LaoVietBank để góp 10% vốn điều lệ.
Công ty SHH Viêng Chăn là một trong ba cổ đông góp vốn vào LaoVietBank và nắm giữ 10% cổ phần. Tuy nhiên, Công ty này không trực tiếp nộp tiền mà thông qua Công ty Outhid Houng Heung.
Việc Tập đoàn An Phú xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thành lập liên doanh là Công ty SHH Viêng Chăn, thực hiện góp vốn vào LaoVietBank là để hợp thức hóa và che giấu hành vi đầu tư ra nước ngoài trái phép của Trần Duy Tùng, Thái Thành Vinh và Trần Anh Quang.
Ngoài ra, toàn bộ cổ tức hơn 2,3 triệu USD (hơn 53 tỷ đồng) LaoVietBank trả cho Công ty SHH Viêng Chăn, Trần Duy Tùng đã quản lý và sử dụng cá nhân, không chuyển về nước theo quy định tại Điều 65 Luật đầu tư năm 2014.
Hành vi nộp trái phép 10,4 triệu USD của Trần Duy Tùng, Thái Thành Vinh có dấu hiệu của tội "vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" hoặc "rửa tiền.
Do Trần Duy Tùng và Thái Thành Vinh đang bỏ trốn, bị truy nã quốc tế nên chưa thể ghi lời khai để làm rõ nguồn tiền 10,4 triệu USD. Vì vậy, Bộ Công an đã tách vụ án với các hành vi có dấu hiệu của tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, rửa tiền để điều tra, khi nào bắt được hai bị can này Công an sẽ điều tra làm rõ sau.
Cáo trạng vụ án thể hiện, khoảng thời gian 2011 - 2016, lợi dụng chức trách được giao, ông trần bắc hà đã chỉ đạo cấp dưới tại bidv và bidv chi nhánh hà tĩnh, chi nhánh hà thành cho công ty bình hà (công ty “sân sau” của trần bắc hà) và công ty trung dũng vay trái quy định, gây thất thoát cho bidv số tiền đặc biệt lớn là 1.664 tỷ đồng.
Công ty Bình Hà mới thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh tế phát sinh, thuộc doanh nghiệp chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn của BIDV; vốn tự có và tài sản bảo đảm không đủ điều kiện để cấp tín dụng theo chính sách tín dụng của BIDV; hồ sơ pháp lý của dự án chưa đầy đủ, chưa đánh giá hết phương án kinh doanh và phương án trả nợ khi dự án không hiệu quả.
Mặc dù đã đánh giá và thẩm định dự án có 8 yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án nhưng theo sự chỉ đạo của ông trần bắc hà, bidv đã thẩm định, đề xuất và phê duyệt cho công ty bình hà vay vốn.
Trong quá trình giải ngân, bidv đã không kiểm soát dòng tiền có được sau kinh doanh, để các cổ đông công ty bình hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân của bidv... tổng dư nợ của công ty bình hà tại bidv không có khả năng thu hồi là hơn 799 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, các bị cáo đã có sai phạm khi phê duyệt phương án kinh doanh, phương án trả nợ của Công ty Bình Hà. Trong đó, không tính đến việc doanh nghiệp này không có đủ điều kiện nhập khẩu trực tiếp bò giống, bò thịt từ Úc, nhập cỏ voi từ Thái Lan để làm thức ăn cho bò.
Công ty Bình Hà phải nhập khẩu bò Úc thông qua Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dẫn đến tăng chi phí kinh doanh; giống cỏ voi Pakchong từ Thái Lan trồng tại Hà Tĩnh không hiệu quả do tình trạng sương muối khiến cỏ héo hoặc phát triển với năng suất không cao, chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo để cho bò nên chi phí thức ăn tăng.
Quá trình thẩm định cho vay chưa tính đến chi phí môi giới, vận chuyển và sự hao hụt trọng lượng bò trong quá trình vận chuyển khi mua bò từ hagl rồi bán bò cho các lò mổ chủ yếu tại hà nội dẫn tới giảm hiệu quả kinh tế và tăng chi phí. đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc kinh doanh bị thua lỗ.
Ngoài ra, khi cho công ty bình hà vay, bidv yêu cầu tiền bán bò cho các đơn vị, lò mổ phải được chuyển về ngân hàng để trừ nợ. tuy nhiên, bị cáo đinh văn dũng (cựu tổng giám đốc công ty bình hà) cùng trần quang anh, thái thành vinh đã yêu cầu bên mua bò chuyển tiền vào tài khoản của mình và chiếm đoạt hơn 149 tỷ đồng, hiện mới trả được 128 tỷ đồng.
Khánh Hoài (tổng hợp)
Chủ đề liên quan:
4 triệu USD của Trần Duy Tùng Công ty Bình Hà đại án BIDV HAGL nộp trái phép 10 ông Đoàn Nguyên Đức trần bắc hà xét xử sơ thẩm đại án BIDV