Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ngũ gia bì trừ thấp, cường kiện gân cốt

Ngũ gia bì (tên khác: xuyên gia bì, thích gia bì, ngũ gia bì gai, ngũ gia bì hương) là vỏ rễ và thân phơi khô của cây ngũ gia bì...

Về thành phần hóa học, trong rễ và thân có glucosid A, B, C, D, E. Trong lá cũng có các chất này và 4-methylsalicyladehyde, tanin và một số acid hữu cơ... Theo Đông y, vị cay, tính ôn; vào can thận, phế. Có công năng khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt, hoạt huyết thông kinh. Trị các chứng phong hàn thấp tý, co rút đau nhức gân cơ, đau lưng, run chân, trẻ em chậm biết đi, chấn thương đụng dập, liệt dương. Liều dùng và cách dùng: 6 - 12g dưới dạng sắc, nấu hầm, ngâm.

Trừ thấp giảm đau:

Bài 1: 200g, mộc qua 200g, tùng tiết (mấu cành thông) 200g. Tất cả nghiền bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước đun sôi. Trị chứng phong thấp, đau khớp, thiên về thấp tà đau lưng, nặng chân, đau nhức hoặc kèm cả gân xương co quắp.

Bài 2: ngũ gia bì, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi, kê huyết đằng mỗi vị 10g. Sắc uống. Chữa đau các khớp chi.

Bài 3: 15g, thương truật 10g, tần giao 10g, hy thiêm thảo 10g, lão quán thảo 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu. Chữa thấp khớp.

trị chứng mềm yếu gân xương, trẻ em chậm biết đi, liệt dương, Thu*c bổ cho phụ nữ.

Bài 1: ngũ gia bì 3-5g, mộc qua 3-5g, ngưu tất 3-5g. Sắc lấy nước hoặc tán bột, uống với chút rượu loãng; uống hàng ngày. Trị trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, chậm biết đi.

Bài 2: 40g, mẫu đơn bì 40g, xích thược 40g, đương quy 40g. Các vị tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 8g. Trị phụ nữ bị lao lực, suy nhược mệt mỏi, hơi thở ngắn, sốt, ra mồ hôi nhiều, không muốn ăn uống.

Ngũ gia bì tác dụng khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt, trị đau nhức xương khớp, liệt dương, trẻ chậm biết đi…

(thể cục bộ): 12g, ý dĩ 30g. Sắc uống.

Ngũ gia bì tửu I: tán mịn, ngâm rượu (liều lượng tuỳ ý), uống mỗi lần 20 - 30ml; ngày 1 - 2 lần. Dùng cho người phong thấp, đau nhức cơ xương, viêm sưng khớp, bại liệt; trường hợp động kinh cục bộ gây máy giật vùng mắt gây lé mắt, sụp mi, xếch mắt, chảy nước mắt.

Ngũ gia bì tửu II: 240g, đương quy 150g, ngưu tất 120g, rượu 2.000ml, đổ nước vừa đủ sắc nhỏ lửa trong 1 giờ, để nguội, thêm rượu cho vào lọ đậy kín. Ngày uống 2 lần. Trị sưng đau, hạn chế vận động khớp gối.

Ngũ gia bì tửu III: 100g, địa cốt bì 100g. Sắc hãm lấy nước, uống với chút rượu. Dùng thích hợp cho người suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp.

Trứng luộc hãm nước ngũ gia bì: trứng gà 1 quả, 9g, đổ nước vừa đủ sắc trong 30 phút, khi trứng chín, vớt bỏ bã Thu*c, trứng bóc bỏ vỏ, luộc lại trong nước Thu*c. Ăn trứng, uống nước Thu*c. Dùng tốt cho trẻ em chậm biết đi.

ngũ gia bì tính vị cay ôn, làm tổn hại phần âm, hỗ trợ phần hoả nên người âm hư hoả vượng không dùng.

Hiện nay, chúng ta khai thác vỏ thân và vỏ rễ cây chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin.) cùng họ nhân sâm (Araliaceae), cây trồng làm cảnh và xua muỗi. Cây này cho năng suất cao, dễ thu hoạch nhưng tác dụng khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt, hoạt huyết thông kinh không bằng cây trên.

Tránh nhầm với cây đùm đũm (ngấy hương) - Rubus cochinchinensis Tratt., họ hoa hồng (Rosaceae) cũng được gọi là cây (trong dân gian). Lá ngấy hương 20g, lá vằng 20g; sắc uống thay nước chè, trị tiêu hóa kém, ăn không tiêu, đầy bụng, phù thũng, viêm gan, vàng da.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ngu-gia-bi-tru-thap-cuong-kien-gan-cot-n162310.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY