Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Vị Thuốc từ cây sim Y học cổ truyền

Không chỉ là loại cây có hoa rất đẹp, tất cả các bộ phận của cây sim đều có thể dùng làm Thuốc chữa bệnh.
Sim là loài cây quen thuộc ở khắp các tỉnh miền núi, trung du nước ta, thường mọc rải rác hay tập trung trên các đồi cây bụi hay đồng cỏ. Không chỉ là loại cây có hoa rất đẹp, tất cả các bộ phận của cây sim đều có thể dùng làm Thuốc chữa bệnh.

cây sim là loại cây nhỏ, cao khoảng1-2m, lá đối nhau, hình bầu dục, hoa 5 cánh sắc đỏ, quả hình tròn lúc chín màu tím sẫm có vị ngọt và thơm. Các bộ phận của cây sim như: lá, quả, rễ thường dùng làm Thuốc bổ huyết, bổ thận, bồi dưỡng cơ thể, chữa bỏng, tiêu chảy, đau lưng, phong thấp, nhức mỏi các khớp,… Lá thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô. Quả chín hái vào mùa thu, thu hái về rửa sạch, để ráo rồi đồ chín, phơi khô, bảo quản để sử dụng. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch đất cát, thái nhỏ, phơi khô.

Một số đơn Thuốc thường dùng:

Thuốc bổ huyết: Quả sim khô 12g, đậu đen (sao) 16g, sâm đại hành (sao thơm) 12g, lá dâu non (sao qua), sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc dùng: Quả sim khô 15 - 20g, rửa sạch, nấu với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Công dụng: hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc, dùng thích hợp cho người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu do mất máu, thiếu máu do thai nghén, người yếu mệt sau khi ốm dậy.

Trị tiêu chảy do nhiệt: Nụ sim 10g, búp chè 12g, rửa sạch, sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Trị tiêu chảy do lạnh: Nụ sim 10g, gừng tươi (nướng cháy sém vỏ ngoài) 10g, củ riềng 12g, củ sả 12g. Tất cả sao chín, sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Hỗ trợ điều trị phong thấp, nhức mỏi khớp: Rễ sim 30g, rễ cỏ xước 10g, lá lốt 10g, thổ phục linh 12g, ngũ gia bì (hoặc thiên niên kiện) 12g, rễ tranh 10g, sắc với 750 ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Công dụng: khu phong, trừ thấp, hoạt lạc, dùng tốt cho người bệnh phong thấp, đau nhức mỏi các khớp xương, đau lưng.

Chữa bỏng nhẹ: Dùng một nắm lá sim, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt đặc bôi lên vùng da bị bỏng nhẹ, có thể đắp cả bã, khô miếng này lại đắp miếng khác, có tác dụng giảm đau rát, làm vết bỏng khô nhanh và mau lành.

Ngoài ra, trong nhân dân còn thường lấy lá sim sắc lấy nước dùng rửa vết thương, vết loét ở ngoài da để cho nhanh khỏi.

Chú ý: Trong lá và nụ sim có chứa nhiều chất chát (tannin) nên những người bị táo bón do nhiệt không nên dùng uống trong.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vi-thuoc-tu-cay-sim-y-hoc-co-truyen-15177.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cây hoa hòe vừa là cây cảnh, vừa là cây làm Thuốc rất phổ biến ở nước ta. Hoa hòe có tính thanh nhiệt, cầm máu và an thần nhẹ.
  • Sỏi đường tiết niệu có thể gây tắc hệ thống tiết niệu, gây nhiễm trùng làm tổn thương chức năng của thận, đặc biệt ở người tuổi cao.
  • Kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng,... là bộ phận trên mặt đất của cây kim tiền thảo.
  • YHCT gọi sỏi tiết niệu là chứng: sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm, gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó...
  • Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba gây suy thận mạn tính. Thống kê trung bình tại BV Bạch Mai, khoa tiết niệu Việt Đức cho thấy tỷ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10% đến 50%.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Ngũ gia bì (Acanthopanax aculeatus) còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì, là cây thân gỗ cao tới 2-3m. Cây có nhiều lá xum xuê, thân màu trắng ngà, vỏ dày. Người ta bóc lấy vỏ cây phơi khô được vị Thu*c ngũ gia bì.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY