Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bìm bìm tía, trừ thấp nhiệt

Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt

Bìm bìm tía - Ipomoea purpurea (L.) Roth. (Pharbitis purpurea (L.) Voight.), Thuộc họ Khoai lang  - Convolvulaceae.

Mô tả

Cây mọc hàng năm có thân leo quấn, l,5 - 3m, có lông.

Lá nguyên dạng tim, dài 5 - 12cm, ít khi chia thuỳ, có mũi nhọn, có lông mềm; cuống lá dài 4 - 9cm. Hoa họp 1 - 3 (có khi 5) cái thành xim nhỏ ở nách lá; lá dài thuôn nhọn, có lông cứng; tràng 3 - 6cm, màu trắng, màu tía hay màu tía hồng; nhị 5; bầu 3 ô. Quả nang chứa 5 - 6 hạt màu đen (hắc sửu) hay màu vàng trắng nhạt (bạch sửu) dài 4 - 8mm, rộng 3 - 5mm.

Hoa tháng 6-9, quả tháng 7-10.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Ipomoeae; cũng gọi là Khiên ngưu tử.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Nam Mỹ châu, được trồng nhiều làm cảnh. Trồng bằng dây hoặc bằng hạt. Cũng gặp ở Trung Quốc và Ấn Độ. Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt.

Thành phần hoá học

Trong hạt có pharbitin, acid pharbitic C.D, acid tiglic acid nilic.

Trong thân có 4 - 8% chất nhựa mềm. Nó chứa Ipuranol tương đương với sitosterol glucosid, acid ipuralic.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng tính hàn, có độc, có tác dụng trừ thấp nhiệt, thông đại tràng, thông tiểu, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị: 1. Thủy thũng, đại tiểu tiện không thông; 2. Suyễn, khó thở, bụng đầy tức; 3. Giun đũa, sán xơ mít. Ngày dùng 4-8g dạng Thu*c sắc hay Thu*c bột.

Đơn Thu*c

Chữa phù thũng: Bìm bìm 10g, Xa tiền tử 8g, nước 300ml.

Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Nếu đi tiểu nhiều được là tốt. Có thể tăng liều Bìm bìm tía lên tới 40g.

Ghi chú

Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không nên dùng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/bim-bim-tia-tru-thap-nhiet/)

Tin cùng nội dung

  • Cây của Nam Mỹ, hiện nay đã thuần hoá, thường gặp mọc ở hàng rào, lùm bụi. Cũng có khi trồng, Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô
  • Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm Thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật
  • Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính hơi nóng, có tác dụng khư phong, trừ thấp, dãn cơ, hoạt huyết và thông lạc
  • Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu
  • Theo Đông y, cỏ seo gà có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, mát máu giải độc, cầm máu sinh cơ.
  • Trong Y học cổ truyền, các bệnh khớp nói chung đều thuộc phạm vi chứng tý phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến 4 nhân tố chính là phong, hàn, thấp và nhiệt.
  • Trắc bá là loại cây thường được trồng làm cảnh trong sân nhiều chùa, viện, đình, đền, lăng tẩm...
  • Theo YHCT, ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn. Có công năng lợi thủy, kiện tỳ hóa thấp, trừ phong thấp, thanh nhiệt độc, trừ mủ, thư cân, giải kinh, giải độc.
  • Ké đầu ngựa còn gọi là thương nhĩ, phắt ma, mác nháng. Bộ phận dùng làm Thuốc thường là quả (ké đầu ngựa), có thể dùng cả cây.
  • Đông y cho rằng cảo bản có vị cay, tính ôn, quy vào Bàng quang kinh. Có công năng tán phong hàn, trừ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY