Cây thuốc quanh ta hôm nay

Công dụng trừ thấp, thanh nhiệt của ý dĩ

Theo YHCT, ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn. Có công năng lợi thủy, kiện tỳ hóa thấp, trừ phong thấp, thanh nhiệt độc, trừ mủ, thư cân, giải kinh, giải độc.
Ý dĩ, là nhân quả cây Ý dĩ. Để có ý dĩ làm Thu*c, người ta thu hoạch quả chín, phơi khô, xay xát, sàng sẩy lấy nhân hạt. Có thể dùng sống (để trừ thấp), hoặc sao hơi vàng hoặc sao vàng (để kiện tỳ). Ý dĩ, chứa nhiều chất bổ như: tinh bột, protein, lipid, các acid amin...Theo YHCT, ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn. Quy vào các kinh tỳ, vị, can, phế, đại tràng. Có công năng lợi thủy, kiện tỳ hóa thấp, trừ phong thấp, thanh nhiệt độc, trừ mủ, thư cân, giải kinh, giải độc. Do đó, vị Thu*c được vận dụng trong YHCT để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau:

Trị tiểu đường: Ý dĩ, rễ cỏ tranh, trạch tả, mỗi vị 30g. Sắc uống. Dùng hằng ngày hoặc ý dĩ, sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, mỗi vị 12g, liên tâm 8g, thạch cao 20g . Nếu khát nhiều thêm tang bạch bì, thiên hoa phấn, mỗi vị 8g, nếu tiểu nhiều thêm kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 8g. Ngày 1 thang, dưới dạng Thu*c sắc. Dùng nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Tăng tiết sữa, và làm tốt sữa của phụ nữ sau sinh:

Ý dĩ sống 50g, móng giò lợn 1 cái, hầm nhừ. Ăn ngày một lần. Một tuần ăn 2-3 lần.

Trị phù thũng, tiểu tiện khó khăn, tiểu ra cặn sỏi, tiểu buốt, rắt: dùng ý dĩ sống, ngày 20-50g, nấu dưới dạng cháo loãng ăn; có thể dùng lá hoặc rễ ý dĩ, mỗi ngày 20-40g dưới dạng Thu*c sắc, có thể thêm râu ngô, mã đề (bông, cả cây), đồng lượng 20-40g, sắc uống, ngày 1 thang. Hoặc ý dĩ, đậu đỏ, đông qua bì (vỏ quả bí đao), mỗi vị 30g, hoàng kỳ, phục linh, mỗi vị 15g. Sắc uống, ngày một thang. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng.

Trị ho: Ý dĩ 12g, trần bì, chỉ xác , hạnh nhân, tô ngạnh, bạch truật, sinh khương, mỗi vị 4g, bán hạ (chế) 6g, phục linh 8g. Sắc uống, ngày một thang, uống sau bữa ăn 1-1giờ rưỡi.

Trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém, tiêu chảy, rất tốt cho trẻ em gầy còm, chậm lớn: Ý dĩ, bạch biển đậu, hoài sơn, mỗi vị 40g, sơn tra, sử quân tử (bỏ vỏ lụa), liên nhục, mỗi vị 30g, thần khúc 16g, đương quy 200g, gạo nếp 100g. Tất cả sao vàng. Tán bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12-16g, uống với nước ấm. Trẻ em tùy tuổi, giảm lượng.

Trị phong thấp, đau nhức: Ý dĩ phối hợp với các vị Thu*c trừ thấp như uy linh tiên, mộc thông, tang ký sinh, đau xương, thổ phục linh, ngũ gia bì, đồng lượng 10-12g. Sắc uống, ngày một thang. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

thanh nhiệt độc, trừ mủ: Dùng cho những trường hợp mặt nhiều trứng cá bọc, có mủ, gây đau nhức; Ý dĩ nấu cháo ăn, hoặc phối hợp với bồ công anh, thương nhĩ tử, kim ngân hoa, đồng lượng 10-16g. Sắc uống, ngày 1 thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh
Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/y-di-tru-thap-thanh-nhiet-n41918.html)
Từ khóa: y dithanh nhiet

Chủ đề liên quan:

thanh nhiet thanh nhiệt trừ thấp y di

Tin cùng nội dung

  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Lô căn còn có tên khác là lô vi căn, rễ sậy, vi hành, là phần thân rễ dưới mặt đất của cây lau hoặc cây sậy.
  • Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay,
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY