Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trà xanh vốn đã tốt, thêm 6 thứ này vào lợi ích còn tăng gấp bội

Trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol gồm một catechin gọi là EGCG. Chúng giúp giảm cholesterol trong máu, chống oxy hóa, kháng khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng, ngăn ngừa ung thư,….

Trà xanh không chỉ chứa catechin mà còn giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất, caffein và chất phytochemical. bình thường trà xanh đã mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. nhưng nếu bạn thêm vào trà xanh những gia vị này thì lợi ích còn tăng lên gấp bội.

Trà xanh + chanh

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất catechin trong trà xanh rất tốt cho cơ thể con người. tuy nhiên nó là một hợp chất tương đối không ổn định, cơ thể con người khó hấp thụ. nếu thêm chanh vào, trong chanh có thể tối đa hóa tốc độ hấp thụ catechin và giúp cơ thể hấp thụ catechin lên đến 13 lần.

Bên cạnh đó, trà xanh kết hợp với chanh còn làm tăng hiệu quả tiêu hao chất béo, giúp chống oxy hóa mạnh, từ đó chống lão hóa và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Trà xanh + bạc hà

Bạc hà có tác dụng giải khát, thanh nhiệt. nếu kết hợp với trà xanh sẽ giúp xua tan phong nhiệt, xoa dịu chứng cảm lạnh do thường xuyên ra vào phòng điều hòa trong thời tiết nắng nóng.

Bên cạnh đó, dầu bạc hà giúp giảm bớt các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra và có thể giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa khác. bạn có thể dùng nó như một phương pháp điều trị thay thế để giảm đau do nhức đầu.

Trà xanh + gạo lứt

Trà genmai được làm từ trà xanh và gạo lứt rang. theo nghiên cứu, trong trà genmai có polyphenol mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp ngăn ngừa bệnh tật như ung thư, giảm huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Trà xanh + mận ngâm

Trong mận ngâm có axit citric có thể thúc đẩy hoạt động của cơ thể và giúp cải thiện môi trường đường ruột. bên cạnh đó, polyphenol, lignans và catechin của trà xanh cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu về thể chất.

Trà xanh + bột quế

Quế có thể thúc đẩy tuần hoàn máu. bạn thêm 3g bột quế sẽ giúp cho vị trà xanh trở nên êm dịu hơn. nếu không thích vị quế bạn có thể thêm đường phèn để giảm bớt mùi vị. tuy nhiên cũng chỉ nên cho một chút bởi quá nhiều đường sẽ làm hỏng tác dụng của trà xanh.

Trà xanh + Cà phê

Sự kết hợp này hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên. trong cà phê có chứa axit chlorogenic cũng giống như catechin có trong trà xanh có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất. theanine, axit chlorogenic và catechin trong trà xanh có thể ức chế những khuyết điểm của cà phê, để lợi ích của hai chất này bổ sung cho nhau.

Ngoài ra, hương thơm của trà xanh kết hợp với cà phê có thể giúp bạn thư giãn cơ thể và tinh thần.

Theo Trần Thu Thủy/Sài Gòn Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/tra-xanh-von-da-tot-them-6-thu-nay-vao-loi-ich-con-tang-gap-boi.html

Theo Trần Thu Thủy/Sài Gòn Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tra-xanh-von-da-tot-them-6-thu-nay-vao-loi-ich-con-tang-gap-boi/20220728042231433)

Tin cùng nội dung

  • Trái với suy nghĩ của nhiều người, vitamin C có tác dụng tích cực đối với chứng viêm dạ dày.
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo. Cách dùng gạo lứt đơn giản nhất là nấu cơm ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực bổ dưỡng và phòng chống bệnh tật, đồng thời cũng để khắc phục tính chất khô khan, khó ăn của gạo lứt, người ta thường chế biến thành nhiều dạng khác nhau và tìm cách phối hợp với các thực phẩm khác tạo thành các món ăn hấp dẫn và độc đáo. Dưới đây xin được giới thiệu một số công thức điển hình:
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY