Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

6 sai lầm khi sử dụng đỗ đen khiến càng uống càng hạị: Bỏ ngay kẻo cơ thể thiếu chất, suy nhược

Đỗ đen là thực phẩm được nhiều người yêu thích trong mùa hè bởi tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan,... tuy nhiên nếu mắc phải 6 sai lầm sau sẽ gây hại cho cơ thể.

Không biết nhà mọi người thế nào, chứ riêng nhà mình thì đỗ đen là thứ không thể thiếu trong mùa hè. Cứ bắt đầu nắng nóng là mình phải rang một mẻ sẵn đấy, hàng ngày cho vào bình hãm một nắm nhỏ, uống cả ngày. Rồi còn nấu chè, có bữa còn ăn chè đỗ đen thay cơm luôn.

Mình cứ nghĩ thực phẩm lành như đỗ đen thì sẽ chẳng có tác dụng phụ gì, cho tới khi đọc được trên mạng những thông tin liên quan tới việc sử dụng đỗ đen sai cách mới giật mình.

Dưới đây là 6 cách sử dụng đỗ đen sai lầm gây hại cho sức khỏe mà ai cũng nên biết

Ảnh minh họa

Không nên cho thêm đường

Nước đậu đen tốt cho sức khỏe nhưng khi bạn sử dụng không kèm đường. Nhiều người vì hảo ngọt, cho rằng cho thêm chút đường vào sẽ dễ uống hơn là sai lầm.

Nước đậu đen cho thêm đường mà uống trong thời gian dài dễ gây thừa lượng đường, sinh bệnh tật. Tốt hơn hết, bạn nên uống nước đậu đen nguyên chất, không cho thêm đường.

Ngoài ra, không nên kết hợp đậu đen với sữa, ngũ sâm, rau bina...

Uống quá nhiều, uống thay nước lọc

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù nước đậu đen lành tính nhưng "cái gì quá cũng không tốt", lạm dụng như uống quá nhiều, uống thay nước lọc sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.

Việc này không chỉ khiến cơ thể thừa nước mà còn làm giảm khả năng hấp thụ các chất trong cơ thể, nhất là với trẻ nhỏ.

Uống quá nhiều nước đậu đen trong 1 ngày có thể gây đau bụng, "đi ngoài", suy nhược cơ thể, bủn rủn chân tay… vì đậu đen có tính mát.

Uống chung với sắt, kẽm, canxi

Những ai đang dùng thuốc bổ sung kẽm, canxi, sắt cho cơ thể thì không nên uống nước đậu đen nữa. Nguyên nhân là vì loại nước này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất trên của cơ thể.

Duy trì sai lầm này trong thời gian dài sẽ khiến việc bổ sung chất thành vô dụng, cơ thể thiếu chất, sinh bệnh.

Hạn chế với người già và trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, hàm lượng protein trong đậu đen rất cao dễ khiến cho người già, trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, đang ốm khó tiêu, gây ra các bệnh đường tiêu hóa, đau bụng, "đi ngoài"...

Ngoài ra, trong đậu đen còn có nhiều phytat - chất gây cản trở việc hấp thụ các khoáng chất (sắt, kẽm, đồng...) khiến cơ thể người già bị thiếu máu, loãng xương, trẻ nhỏ thì suy dinh dưỡng, thấp còi.

Người bệnh đang trong quá trình dùng thuốc

Những ai đang bị bệnh lý phải sử dụng thuốc điều trị thì không nên uống nước đậu đen. Nguyên nhân là vì đậu đen có chứa một số thành phần gây giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh.

Người bệnh thận, cơ thể hàn không nên uống nước đậu đen

Nước đậu đen có thể khiến tình trạng người bị bệnh thận thêm nặng, khó điều trị.

Với những người cơ thể hàn, bị loét tá tràng, dễ tiêu chảy, chân tay lạnh... thì không nên uống nước đậu đen vì cũng sẽ khiến các tình trạng thêm trầm trọng, thậm chí gây ra các bệnh khác.

Theo Khỏe và đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/6-sai-lam-khi-su-dung-do-den-khien-cang-uong-cang-hai-bo-ngay-keo-co-the-thieu-chat-suy-nhuoc-search/?id=292139

Theo Khỏe và đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/6-sai-lam-khi-su-dung-do-den-khien-cang-uong-cang-hai-bo-ngay-keo-co-the-thieu-chat-suy-nhuoc/20220929082413052)

Tin cùng nội dung

  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị Thu*c phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY