Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách nấu nước đậu xanh giải độc, thanh nhiệt

Đậu xanh là thực phẩm được nhiều người yêu thích trong mùa hè, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nấu nước đậu xanh giải độc, thanh nhiệt.

Ngoài tác dụng làm thực phẩm, đậu xanh còn được dùng để làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả như giải độc, thanh nhiệt, tiêu khát… cách nấu nước đậu xanh giải độc, thanh nhiệt ai cũng có thể áp dụng.

Tác dụng của đậu xanh

Đậu xanh được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Trong cuốn sách ‘Nam dược thần hiệu’ của danh y Tuệ Tĩnh có viết: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”…

Đậu xanh có tác dụng giải độc khi uống nhầm thuốc (thủy ngân, thạch tín…); uống thuốc quá liều (ô đầu, phụ tử…); giải độc do ngộ độc thức ăn, ngộ độc sắn, nấm.

Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng.

Đậu xanh thường được sử dụng dưới dạng nấu cháo ăn hoặc nấu nước uống khi bị cảm sốt vào mùa hè, trúng nắng, tiêu khát (khát nước uống nhiều, phụ nữ mang thai bị ốm nghén, nôn mửa…

Bên cạnh đó, nó còn có ích cho người hay bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, viêm gan mãn tính; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi…

Y học hiện đại cũng khẳng định đậu xanh có thành phần dinh dưỡng cao. Bên cạnh thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng chất như Ca, Cu, K, Na, Fe…

Cách nấu nước đậu xanh giải độc, thanh nhiệt - 1

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt

Cách nấu nước đậu xanh giải độc, thanh nhiệt

Dưới đây là các bài thuốc từ đậu xanh được đăng trên Báo Lao động:

- Cảm nắng, giải nhiệt: bột đậu xanh 50g nấu nhừ với một ít gạo; lá dâu non 16g, lá tía tô 12g, xắt nhỏ bỏ vào để sôi thêm 5 - 10 phút; ăn nguội. Đậu xanh lọc sạch cho vào nồi đổ thêm nước, nấu sôi, chắt nước có màu trong xanh để nguội uống, nước có màu đục thì thuốc không tốt.

- Zona: một nhúm đậu xanh giã nát, trộn với nước vo gạo cho đặc sền sệt rồi bôi lên, hễ thấy khô lại tẩm nước gạo lên.

- Đái đường, khát nước uống nhiều: đậu xanh nấu cháo ăn hằng ngày và sắc cây bông ổi (trâm hôi) uống thay nước chè. Đậu xanh 200g, củ cải xanh; nấu chung cho chín mà ăn trong ngày.

- Bạch đới quá nhiều: đậu xanh 500g, mộc nhĩ đen 100g; cùng rang vàng, nghiền thành bột nhỏ, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15g, ăn với nước cơm hoặc nước cháo.

- Sản phụ ít sữa: đậu xanh, đường đỏ vừa đủ; nấu thành canh uống thay nước chè hằng ngày.

- Viêm họng: đậu xanh 20g, trứng gà 01 cái; đập trứng gà vào bát đánh kỹ, nấu đậu xanh cho chín tới (không nấu quá chín), lấy nước nấu đậu đánh trứng vào mà húp; mỗi ngày 02 lần vào sáng và tối.

- Viêm niệu đạo: giá đậu xanh 500g, ép lấy nước cho đường trắng vào uống.

- Đau nhức khớp thời kỳ đầu: đậu xanh, đậu đỏ lượng bằng nhau; xay thành bột nhỏ, luyện với giấm thành hồ đắp vào chỗ đau.

- Viêm gan mạn tính: đậu xanh 100g, táo tàu 10 quả; cho nước vừa đủ nấu thành cháo, mỗi ngày ăn 1 lần.

- Ho có đờm, khô cổ, khàn tiếng, háo khát: giá sống trộn với ít muối, ép lấy nước, ngậm làm nhiều lần trong ngày.

- Ngộ độc thức ăn, bí tiểu: ép giá sống lấy nước pha thêm đường uống.

- Bụng đầy tức, ọc ạch, đi ngoài phân sống: dưa giá ăn đều hàng ngày, vì trong men giá có nhiều lactic, một tác nhân thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.

- Cháo đậu xanh giải độc: đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g; nấu cháo, để nguội, cho ăn ngày 2 - 3 lần; dùng cho các trường hợp ngộ độc thức ăn, phụ tử, ba đậu, các thuốc nông nghiệp, các thảo dược.

- Giải say rượu: dưa giá ép nước uống, sẽ có tác dụng tỉnh rượu nhanh hơn nước ép giá sống.

Theo Thanh Thanh/VTC News

Link bài gốc Lấy link

https://vtc.vn/cach-nau-nuoc-dau-xanh-giai-doc-thanh-nhiet-ar797336.html

Theo Thanh Thanh/VTC News

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-nau-nuoc-dau-xanh-giai-doc-thanh-nhiet/20230718113803723)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY