Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Món canh thanh đạm nên ăn dịp cuối năm: Nhiều rau, thịt, cá, chứa toàn thuốc quý càng ăn càng bổ

Bát canh này tuy đơn giản, mộc mạc nhưng lại chứa toàn thuốc quý, như đậu bắp, bạc hà, giá, cà chua..

Canh chua - món canh mà bác sĩ dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều

ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng) chia sẻ, người Việt có một loại canh rất ngon, giàu dinh dưỡng mà bản thân bác sĩ cũng rất thích, đó là canh chua.

Canh chua là món ăn có vị chua ngọt thơm ngon, được nấu từ nhiều loại rau củ cùng với thịt,cá, ngao, lươn... vì thế rất dễ ăn và được nhiều gia đình Việt yêu thích.

Trong bát canh chua, các nguyên liệutuy đơn giản, mộc mạc nhưng lại toàn "thuốc quý", như đậu bắp, bạc hà, giá, cà chua.. Đâylà nhóm thực phẩm giàu chất xơ, chất nhầy, vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giải độc, lợi tiểu...

Ngoài ra, trong canh chua còn chứa rất nhiều loại rau gia vị như dứa, tần ô, tỏi, ngò gai... rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trong việc cung cấp chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn, ngừa bệnh về đường hô hấp...

Ảnh minh họa.

Để tăng hương vị cho món canh chua, nguyên liệu bổ dưỡng như cá hú, cá lóc, cá ba sa... là không thể thiếu... Đây đều là các loại cá giàu lượng đạm, chất béo tốt... giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng khổng lồ.

Đó là còn chưa kể đến việc dùng me, sấu hay khế để cung cấp vị chua cho món canh. Các nguyên liệu này đều giàu vitamin C, axit hữu cơ... giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các chuyên gia cho rằng, canh chua là món ăn tính mát, kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng và bồi bổ cơ thể.

"Canh chua là một món ăn lý tưởng vì chứa nhiều các loại rau khác nhau, đây đều là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất phong phú. Không có chuyện các loại rau nấu cùng sẽ gây hại cho nhau, ngược lại việc ăn đa dạng các loại rau trong một nồi canh sẽ giúp chúng phát huy vai trò của mình, cộng hưởng các nguồn dinh dưỡng với nhau. Ngoài canh chua thì canh cà rốt, khoai tây, củ dền... cũng rất bổ dưỡng. Tương tự như vậy, khi nấu canh các bà nội trợ nên ưu tiên việc kết hợp nhiều loại rau vào với nhau", ThS BS Đặng Ngọc Hùng nói.

Món canh chua rất ngon, tuy nhiên người đang mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy... nên hạn chế dùng. Nếu là người mắc bệnh thận, tiểu đường... thì nên chú ý nêm nếm món ăn cho bớt mặn, bớt ngọt.

Ngoài canh chua, còn có 4 món canh được khuyên dùng nhiều vì tốt cho sức khỏe

1. Canh mướp đắng

Món canh mướp đắng hay còn gọi là canh khổ qua thường không thể thiếu trong các ngày Tết. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y Việt Nam), trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ...

Món canh mướp đắng có chứa một nguồn giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và provitamin A. Đây đều là các chất có lợi cho quá trình chữa lành vết thương hay là duy trì một làn da đẹp.

Nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Cao đẳng Công giáo Malankara cho thấy, polypeptide-p có trong mướp đắng có chức năng tương tự như insulin, một loại hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

2. Canh măng tây rong biển

Cả măng tây lẫn rong biển đều là các thực phẩm lợi tiểu và giải độc. Trong măng tây có chứa chất asparagin có tác dụng làm giãn mạch, giảm các tạp chất trong máu, giúp bảo vệ sức khỏe mạch máu.

Thường xuyên ăn canh rong biển nấu cùng măng tây có thể giúp tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giúp ngăn ngừa các bệnh về mạch máu.

3. Canh bí đao

Bí đao có vị ngọt tính hàn, chứa hàm lượng nước lớn nên công dụng được biết đến nhiều nhất là thanh nhiệt giải độc, làm mát ruột, lợi tiểu và hết khát. Mang bí đao đi nấu canh không chỉ có món canh ngọt mát mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, bí đao thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai...

Tuy nhiên cần lưu ý rằng bí đao có tính mát nên đối với những người có cơ địa lạnh thì không nên ăn quá nhiều. Những trường hợp tì vị hư hàn, hay bị chướng bụng, tiêu chảy không nên ăn nhiều bí đao vì sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

4. Canh cua nấu mồng tơi + rau đay

Canh rau đay, nấu mồng tơi, cua đồng rất ngon miệng, mát ruột, đồng thời, tiêu khát, giải nhiệt. Vì rau đay chứa nhiều nhầy, có nhiều đường nên giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.

Rau đay có nhiều nhớt, đây chính là một tổ hợp chất sinh học có công dụng kích thích ruột vận động. Đồng thời nhớt còn có tác dụng làm mềm phân, giảm độ táo bón. Một ngày ăn chừng 300-400g rau đay có tác dụng nhuận tràng tốt.

Theo Đậu Đậu/Phụ nữ số

Link bài gốc Lấy link

https://phunuso.baophunuthudo.vn/mon-canh-thanh-dam-nen-an-dip-cuoi-nam-nhieu-rau-thit-ca-chua-toan-thuoc-quy-cang-an-cang-bo-193240108181007592.htm

Theo Đậu Đậu/Phụ nữ số

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mon-canh-thanh-dam-nen-an-dip-cuoi-nam-nhieu-rau-thit-ca-chua-toan-thuoc-quy-cang-an-cang-bo/20240125032224679)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY