Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngứa da có thể là dấu hiệu cành báo cơ quan nội tạng đang có vấn đề

Không phải lúc nào ngứa da cũng là do dị ứng, phát ban, côn trùng cắn. Nếu bạn nhận thấy da ngứa không rõ nguyên nhân, rất có thể đó là tín hiệu nhắc nhở bên trong cơ thể đang có vấn đề.

Nói về ngứa da, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến chắc chắn là do các bệnh về da. Trên thực tế, da cũng là nơi biểu hiện những tín hiệu sớm của các bệnh nội tạng. Trong cuộc sống thường ngày, đôi khi sẽ xuất hiện vài cơn ngứa trên da, nhưng nó lại không có bất kỳ dấu hiệu gì như phát ban hay nổi mụn. Trong trường hợp này, bạn cần chú ý đến những căn bệnh sau:

1. Bệnh tim mạch và mạch máu não

Ở những bệnh nhân bị xơ cứng động mạch não, độ đàn hồi của các mạch máu thấp. Điều này dẫn đến việc không thể cung cấp oxy và dinh dưỡng cho các khu vực cảm giác của não, gây ra thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh tại đây. Các chất chuyển hóa trong mao mạch dưới da không được bài tiết, khiến các dây thần kinh cảm giác bị kích thích và gây ngứa da.

2. Bệnh hệ thống nội tiết

Bệnh nhân tiểu đường có lượng glucose trong da cao hơn bình thường. Nồng độ glucose quá cao có thể gây kích thích các dây thần kinh trên da, gây ra rối loạn cảm giác, dẫn tới triệu chứng ngứa da.

Một số bệnh nhân bị cường giáp, do sự lưu thông máu của da tăng nhanh nên dẫn tới da nóng, khô da. Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể gây ngứa da, đặc biệt là trong khi ngủ.

3. Bệnh thận

Ở những bệnh nhân bị viêm bể thận mạn tính giai đoạn đầu, do nồng độ urê trong máu tăng nên cơ thể sẽ ngứa ngáy khó chịu, kèm theo nhiều triệu chứng khác. Khi bước vào giai đoạn nặng, các triệu chứng như phù, tăng huyết áp, ngứa da sẽ tăng lên nhanh chóng.

4. Bệnh huyết học

Ở những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu, huyết sắc tố quá thấp cùng với bạch cầu quá cao, sẽ kích thích các tế bào thần kinh cảm giác của da gây ra tình trạng ngứa da.

5. Bệnh gan

Đối với những người bị bệnh gan và ống mật, sự gia tăng hàm lượng muối ipid trong máu sẽ khiến cho quá trình bài tiết mật yếu đi. Điều này làm tăng lượng sắc tố mật.

Sau các vấn đề về gan và ống mật, dẫn đến sự gia tăng hàm lượng muối lipid trong máu, làm suy yếu sự vận chuyển và bài tiết mật, tăng sắc tố mật trong máu, kích thích các dây thần kinh cảm giác của da dẫn tới ngứa da.

6. Bệnh về hệ thống sinh sản

Tổn thương tinh hoàn của nam giới gây ra androgen quá thấp và tổn thương buồng trứng của phụ nữ gây ra estrogen quá thấp cũng có thể dẫn đến ngứa da.

Cần lưu ý rằng: Các khối u ác tính trong nội tạng cũng liên quan chặt chẽ đến ngứa da.

Khi có một khối u ác tính trong cơ thể, hầu hết bệnh nhân đều có tình trạng ngứa ở một số vị trí trên da, hoặc khu vực có màng nhầy. Khi khối u có mức độ ác tính cao, nó cũng sẽ gây ra ngứa da toàn thân, đó có thể là những căn bệnh ung thư liên quan tới dạ dày, ruột kết, gan, bạch cầu…

Ngoài ra, một số vị trí ngứa cục bộ cũng liên quan đến các bệnh nội tạng như ngứa bộ phận Sinh d*c, ngứa lỗ mũi có liên quan tới khối u não, ngứa hậu môn có liên quan tới khối u trực tràng.

Các biện pháp phòng ngừa ngứa da

1. Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tích cực điều trị bệnh tiềm ẩn.

2. Vệ sinh thân thể sạch sẽ, sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, không chà xát quá mạnh trên da.

3. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh các chất liệu vải gây bí da.

4. Tránh tức giận và lo lắng quá nhiều, nên giữ tâm trạng ổn định, vui vẻ, lạc quan.

5. Có một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả tươi, tránh rượu, trà đặc, thức ăn cay.

Nếu ngứa da xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi mà không rõ nguyên nhân, tốt nhất nên đến bệnh viện thay vì tự mua Thu*c bôi ngoài da.

Theo Kknews

Phan Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/ngua-da-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-co-quan-noi-tang-dang-co-van-de-22202021321470273.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY