Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người đái tháo đường tập thể dục giờ nào?

Ngoài dùng Thu*c hạ đường huyết, ăn kiêng, tập thể dục là phương pháp giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu mà không tốn tiền ở người đái tháo đường.
Tuy nhiên, nếu không được hướng dẫn đúng, việc tập luyện ở người đái tháo đường sẽ gặp nhiều nguy cơ.

người đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào?

Nếu tập không đúng, không phù hợp với sức khỏe thì người bệnh đái tháo đường có thể gặp các nguy cơ như: Đau ngực do gắng sức; huyết áp quá cao hay quá thấp; tăng hoặc hạ đường huyết quá mức; làm nặng hơn tổn thương đáy mắt, xuất huyết võng mạc; làm tăng tiểu đạm; loét chân, tổn thương gân, xương và khớp. Thông thường người bệnh đái tháo đường cần tập luyện, phối hợp các kiểu tập khác nhau, tập nặng tăng dần, tập đều đặn và thường xuyên. Điều lưu ý, lựa chọn thời điểm tập trong ngày: Tùy thời gian làm việc trong ngày nhưng không tập ngay sau bữa ăn chính, không tập quá xa bữa vì nguy cơ hạ đường huyết, tránh đỉnh tác dụng của insulin nếu đang dùng insulin tiêm, nếu tập ngoài trời nên tránh thời điểm quá nóng hoặc quá lạnh. Trước khi tập chính nên có giai đoạn khởi động 20-30 phút (làm nóng), tập các động tác nhẹ hay tập giãn cơ tại chỗ. Sau buổi tập cần có giai đoạn thư giãn (làm nguội) 5-10 phút, chủ yếu là tập các động tác nhẹ hay tập giãn cơ tại chỗ.

Khi nào người đái tháo đường không nên tập thể dục?

Không nên tập nếu đường huyết >250 mg/dl và xê-tôn niệu dương tính; đường huyết < 70 mg/dl; đang loét chân hay bàn chân nóng, đỏ, đau, nổi bóng nước; nhồi máu cơ tim cấp dưới 6 tuần, suy tim cấp, suy tim không ổn định; huyết áp tâm thu >170 mmHg hay tụt huyết áp; đang bị sốt, nhiễm trùng cấp...

Chú ý khi tập: Không tập đi trên nền đá cứng; Chọn giầy mềm, không trơn trượt; Luôn kiểm tra bàn chân sau mỗi buổi tập; Nên uống nhiều nước trước và sau khi tập; Mang theo đường, kẹo hay thức ăn ngừa hạ đường huyết... Đối với người bệnh đái tháo đường đã có biến chứng, có bệnh lý kèm theo... cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập cho phù hợp.

Bác sĩ Thanh Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nguoi-dai-thao-duong-tap-the-duc-gio-nao-n110105.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể bạn cũng giống như bao sinh thể khác, cùng hòa nhịp đập với mùa xuân, cùng tràn căng nhựa, các huyết quản cũng mở căng đón xuân rộn ràng.
  • Thời gian bạn dành cho công việc tại cơ quan còn nhiều hơn ở nhà. Và đó là lý do tại sao bạn phải đấu tranh để giữ gìn vóc dáng thanh mảnh.
  • Làm việc không nghỉ nhiều giờ tại bàn làm việc có thể khiến bạn thấy mệt mỏi và không còn đủ sức để làm bất cứ điều gì nữa khi về nhà.
  • Công việc dày đặc và không lúc nào rời được khỏi máy tính, đó là một trong những lý do khiến nhân viên văn phòng dễ bị béo phì.
  • Ăn uống điều độ, tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên nhưng chiều cao vẫn không chịu chiều lòng người. Do đâu thế nhỉ.
  • Công việc văn phòng khiến bạn gần như gắn với máy tính và chiếc ghế. Song việc ngồi quá lâu một chỗ có thể khiến bạn mệt mỏi và làm giảm hiệu suất của công việc.
  • Các bài tập này có thể giúp tăng lực, tăng phạm vi chuyển động và làm giảm đau bàn tay, ngón tay.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY