Năm nay đã 45 tuổi, chị Nguyễn Thị Ngọc (ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) vẫn chưa lập gia đình. Bởi, chị gần như đã dành hết quỹ thời gian của mình để chăm lo cho các loại vật nuôi bị bỏ rơi, khuyết tật. Chị chia sẻ, không biết tự bao giờ, chị có một tình thương đặc biệt dành cho những con vật bất hạnh.
Chị luôn tự chuẩn bị thức ăn, đợi đêm xuống lại rong ruổi trên các tuyến đường, tìm đến các bãi rác, nhà hoang để cho chó, mèo bị bỏ rơi ăn. Càng đi chị càng thấy thương và không chịu nổi cảnh tượng những con vật gầy trơ xương không ai chăm sóc. Tiếng kêu thê lương của chúng khiến chị không thể cầm lòng. Chị quyết định nhặt chúng về nuôi, chăm sóc bằng tình yêu thương khiến nhiều người kinh ngạc. Chị thương yêu các con vật đến độ gọi chúng là con, xưng mẹ.
Những vật nuôi chị Ngọc chăm sóc phần lớn đều bị khuyết tật, chị nhặt về nuôi.
Chị kể: “lần đầu tiên, tôi nhặt một con mèo con bị vứt ngoài công viên về nuôi. sau đó, mỗi lần đi cho mèo hoang ăn, hễ thấy vật nuôi bị bỏ, khuyết tật là tôi đưa chúng về ở cùng. mỗi đêm, khoảng 8h là tôi đi cho mèo hoang ăn. nhiều lần, ăn xong, nhiều bé không chịu đi mà đứng kêu hoài. tiếng kêu của nó lúc đó nghe thương lắm, cứ như cầu xin mình đưa nó về theo vậy. có lần, tôi lên xe đi rồi nhưng nghe tiếng kêu của nó trong đêm xót xa không chịu được. thế là tôi phải quay lại, nhặt chúng về nhà nuôi”.
Sau những lần “chịu không nổi” ấy, nhà chị chật chội thêm. Hiện, không gian sống của chị bị bao vây bởi mèo, chó, thỏ… Nhiều trong số chúng bị bỏ rơi và đa phần khuyết tật. Con liệt 2 chân sau, con mù, con điếc… Tuy vậy, chúng được chị chăm sóc một cách chu đáo. Các vật nuôi tại đây được ở trong chuồng trại sạch sẽ, tối ngủ lót khăn ấm thơm mùi nước xả, ăn thức ăn tươi sống do chị tự nấu, đồ hộp công nghiệp đặt mua từ nước ngoài…
Chị nói, không biết vì sao, chị có một tình yêu đặc biệt dành cho chó, mèo, vật nuôi bị bỏ rơi.
Với số lượng vật nuôi khuyết tật lớn, chị bắt đầu công việc chăm sóc “các bé” từ 5h sáng và kết thúc một ngày vào 0h mỗi đêm. chị kể: “5h sáng tôi dậy, cho các bé ăn. nếu không đi chợ thì dọn dẹp chuồng trại. trưa cho các bé mèo con bú sữa. chiều đi giao hàng, chạy xe ôm kiếm tiền thêm. canh đúng 4h chiều, tôi chạy về cho các bé ăn rồi dọn dẹp chuồng. dọn xong thì cũng 8h tối, tôi lại chạy xe ra đường để cho mèo hoang ăn. từ đây, tôi chạy dài đến vòng xoay phú lâm (quận 6, tp.hcm) vào các bãi rác, nhà hoang cho mèo ăn. nếu gặp các bé bị tật, bỏ rơi, tôi lại nhặt chúng về. về đến nhà cũng nửa đêm”, chị ngọc kể.
Vừa vuốt ve con mèo đang trèo lên đôi vai của mình chị vừa nói, đây là thành viên mới, chị vừa nhặt về từ tối qua. Như để minh chứng cho thông tin này, chị đưa ngón tay trỏ hằn in những dấu răng, sưng đỏ lên nói: “Đó, nó cắn tôi đó. Lúc mới bắt, nó còn lạ, sợ mình làm hại nên phản kháng ghê lắm. Mới đêm qua thôi, nó còn cắn tôi mà giờ nó chịu tôi rồi. Quấn quýt như quen nhau từ lâu rồi vậy”.
Thương vật nuôi khuyết tật không thể tự mình di chuyển, chị Ngọc làm xe lăn cho chúng đi lại.
Những vết thương như thế phủ kín người chị. Bởi, mỗi lần phát hiện và bắt các vật nuôi khuyết tật, bị bỏ rơi về nuôi, chị lại bị chúng cào, cắn. Chị giải thích: “Khuyết tật, bị bỏ rơi, chúng luôn sống trong tâm lý sợ hãi và sẵn sàng chống trả. Bản năng mà. Do vậy, khi mình bắt, chúng phản kháng ghê lắm. Tôi bị cắn hoài nhưng phải cố chịu đau. Vì nếu mình đau mà vung tay ném chúng đi, chúng sẽ sợ hãi và bỏ đi mất. Mình không bao giờ tìm thấy và giúp nó được nữa. Vì thế, nếu có bị cắn đau cũng phải chịu”.
Chị nói, chị bị chó, mèo cắn nhiều đến nỗi phải mua bảo hiểm chó mèo. thế nhưng, bấy nhiêu đó không khiến chị lo lắng. điều chị canh cánh là tìm ra nguồn thu nhập để chăm sóc đàn vật nuôi khuyết tật. chị kể, mỗi tháng chị tiêu tốn hơn 8 triệu đồng tiền thức ăn cho chó mèo đang nuôi chứ chưa tính đến chi phí dành cho bản thân. để mưu sinh, chị buộc phải chạy xe ôm công nghệ và chế tạo xe lăn cho vật nuôi khuyết tật để có tiền trang trải.
Các vật nuôi khuyết tật có thể tự di chuyển sau khi sử dụng xe lăn.
Thấy chúng tôi tò mò về những chiếc xe lăn dành cho chó mèo khuyết tật, chị kể, ý tưởng này xuất phát từ lần chị nhặt một con mèo bị liệt bị chủ bỏ ngoài công viên về nuôi. thương con vật không thể tự đi lại, chị nghĩ cách tìm các thiết bị hỗ trợ cho nó. tuy nhiên, chị không thể tìm thấy các sản phẩm này tại thị trường trong nước. ở nước ngoài, các loại xe lăn cho thú cưng khuyết tật khá đang dạng nhưng giá thành rất đắt đỏ. trước tình cảnh này, chị quyết định tự mày mò, sáng chế xe lăn cho con mèo đáng thương của mình. chị sử dụng ống nước tạo thành khung hình chữ nhật chắc chắn, có dây đai để cố định phần thân của vật nuôi vào khung.
Khung được gắn bánh xe để khi gắn lên cơ thể con vật, các bánh xe này có thể hỗ trợ vật nuôi di chuyển. sau khi áp dụng thành công cho con mèo của mình, chị mạnh dạn đăng bán các sản phẩm xe lăn do mình chế tạo. may mắn, tại việt nam ngoài chị, chưa có cá nhân, tổ chức nào thiết kế, sản xuất xe lăn cho vật nuôi khuyết tật nên sản phẩm của chị được thị trường đón nhận. rất nhiều người đã đặt hàng xe lăn cho thú cưng của mình.
chị đã nguyện cả đời chăm lo cho các vật nuôi khuyết tật, bị bỏ rơi.
Chị nói: “Tôi bán xe lăn cho mèo chỉ 150.000 đồng, xe cho chó dưới 10kg chỉ 200.000 đồng. Nếu bán đắt quá, chủ vật nuôi khuyết tật sẽ không mua và vứt vật nuôi ra đường. Như thế, tôi lại phải đi nhặt chúng về chăm sóc. Thôi thì mình vừa bán, vừa hỗ trợ để họ chăm sóc con vật tội nghiệp. Nếu là sinh viên, người có hoàn cảnh khó khăn, tôi không bán đâu. Tôi cho luôn. Dù sao, mục đích của tôi vẫn là giúp các con vật khuyết tật có được niềm vui tự đi bằng chân của mình”. Chị chia sẻ thêm, xe bằng ống nước nên rất nhẹ, không làm cong xương sống con vật khi phải sử dụng lâu dài. Do đó, hầu hết các con vật khuyết tật về chi đều có thể sử dụng. Hiện, sản phẩm này đã áp dụng được cho chó, mèo, thỏ thậm chí cả gà…
Tập vật lý trị liệu cho thú cưng khuyết tật Chị Nguyễn Thị Ngọc cho biết, ngoài bán xe lăn cho vật nuôi khuyết tật, chị còn thực hiện việc điều trị cho các loại vật nuôi này bằng hình thức vật lý trị liệu. Theo chị, để phương pháp này hiệu quả, mỗi lần tập, chủ và vật nuôi phải tập từ 1 tiếng đồng hồ trở lên. Trong lúc tập, chủ phải kiên trì, chăm sóc vật nuôi bằng cả tình yêu thương của mình. |
NguồnNgười đưa tin Pháp luật
Link bàigốc
https://www.nguoiduatin.vn/nguoi-phu-nu-nguyen-ca-doi-cuu-giup-cho-meo-hoang-a492758.html