Thời điểm xuất hiện vào 17 giờ 45 phút ngày 7.5 theo giờ Việt Nam. Tại các khu vực thoáng đãng, tầm nhìn rộng rãi như cầu Thủ Thiêm (Q.2); Bến Nhà rồng (Q.1)… xuất hiện từ cuối giờ chiều đầy ấn tượng.
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều bạn trẻ có mặt từ sớm với các loại ống kính tele, ống siêu cận để “săn trăng”. Hình ảnh mặt trăng “siêu to khổng lồ” xuất hiện bên cạnh các tòa chung cư, cao ốc khiến nhiều người đi đường trầm trồ, thích thú.
Từ ban công các tòa chung cư cao tầng, hiện lên đầy rực rỡ, chân thực qua chính ống kính của người Sài Gòn.
Một số tấm hình cận cảnh siêu trăng của bà Đào Thị Thanh Tuyền từ ban công chung cư ở đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP.HCM Ảnh: Đào Thị Thanh Tuyền |
Bà Đào Thị Thanh Tuyền (61 tuổi) từng làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa, hiện đã nghỉ hưu nhưng có đam mê chụp ảnh và viết lách. Bà chuyển vào Sài Gòn sống cùng các con từ năm 2015, thường xuyên rong ruổi các con đường để tìm cảm hứng sáng tác… Chiều tối 7.5, từ ban công chung cư ở đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7), bà Tuyền đã chụp được nhiều bức cảnh cận cảnh siêu trăng vô cùng đẹp mắt.
Rất nhiều bức ảnh siêu trăng ấn tượng được chụp từ ban công chung cư Sài GònẢnh: Đào Thị Thanh Tuyền |
“Bức ảnh được chụp trong khoảng thời gian từ 18 giờ 40 phút – 19 giờ. Tôi dùng chân máy và ống kính tele để chụp trăng. Trước đó thì trăng sáng và to hơn…”, bà Tuyền chia sẻ.
"Ban công nhà tôi nhìn ra sông Soài Rạp, sáng thấy mặt trời lên, mùa trăng thì thấy trăng. Chỉ có điều có thời điểm trăng bị khuất, mặt trời trong năm cũng có tháng bị khuất sau một chung cư", bà Tuyền nói thêm.
Chế độ máy ảnh có 5 màu, bà Tuyền sử dụng cả 5 màu để cho ra các bức ảnh siêu trăng khác nhauẢnh: Đào Thị Thanh Tuyền |
Biết được con trăng "to bự" cuối cùng của năm 2020, bà Tuyền đã ‘canh me’ từ chiều để chụp những bức ảnh này Ảnh: Đào Thị Thanh Tuyền |
Trong khi đó, nhiều bạn trẻ cũng chụp được nhiều bức siêu trăng hoa ấn tượng từ ban công căn hộ. Bách Tùng, 27 tuổi, chụp được siêu trăng vào khoảng 22 giờ từ ban công chung cư 4s Linh Đông, Q.Thủ Đức.
“Mặc dù hơi trễ nhưng trăng vẫn rất sáng, tròn”, Tùng nói. Tùng cũng nhanh chóng đăng hình ảnh này lên Facebook để chia sẻ niềm vui ngắm trăng đẹp với bạn bè.
Siêu trăng chụp lúc 22 giờ của Bách Tùng, 27 tuổi (sống tại Q. Thủ Đức, TP.HCM)Ảnh: Bách Tùng |
Ban công chung cư đem lại nhiều cảm hứng sáng tác ảnhẢnh: Bách Tùng |
Nguyễn Tuấn Mạnh Đức (16 tuổi, học sinh trường THCS Trưng Vương) hiện đang sống cùng bố mẹ tại khu căn hộ Landmark (Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh) cũng thích thú khi chụp được nhiều tấm ảnh siêu trăng.
“Do bận việc học chiều nên em không kịp chụp siêu trăng lúc cực đại nhất mà chụp hơi trễ vào khoảng 20 giờ. Đây là lần đầu em được chụp siêu trăng nên còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng dù sao cũng khá hài lòng về những gì đã chụp được”, Đức nói.
Siêu trăng lúc 20 giờ qua ống kính của ĐứcẢnh: Nguyễn Tuấn Mạnh Đức |
Mạnh Đức có được đam mê chụp ảnh được truyền cảm hứng từ bốẢnh: Nguyễn Tuấn Mạnh Đức |
Siêu trăng lấp ló sau vòm câyẢnh: Nguyễn Tuấn Mạnh Đức |
Lần đầu tiên được chụp siêu trăng khiến Đức vô cùng phấn khíchẢnh: Nguyễn Tuấn Mạnh Đức |
Nguyễn Tuấn Mạnh Đức hào hứng quan sát và chụp siêu trăng từ ngay dưới sảnh chung cưẢnh: NVCC |
Hiện tượng siêu trăng xảy ra do sự thay đổi quỹ đạo di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất. Đó là hiện tượng trăng tròn khi mặt trăng ở vị trí cận điểm so với trái đất, cách trái đất khoảng 360.000 km. Siêu mặt trăng lớn hơn khoảng 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn bình thường
Tên gọi "flowers moon" (siêu trăng hoa0 được các nước phương Tây đặt dựa trên thời điểm siêu trăng xuất hiện đúng vào mùa các loài hoa đua nở. "Siêu trăng hoa” được xem là điềm lành của mùa xuân ở Bắc bán cầu.
Chủ đề liên quan:
ban công chung cư cuối cùng năm 2020 ngắm trăng Người Sài Gòn sài gòn siêu trăng trăng hoa