Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ngưu bàng tử, trừ phong nhiệt

Ngưu bàng tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng (Arctium lappa Linn). Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn...
ngưu bàng tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng (Arctium lappa Linn). Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng và sát khuẩn. Dùng chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt tràng nhạc nhanh vỡ và khỏi. Ngày dùng 6-12g dạng Thu*c sắc, dùng riêng hay phối hợp với các Thu*c khác.

Một số cách dùng ngưu bàng tử trị bệnh:

Tán nhiệt, giải biểu:

Bài 1: Ngân kiều tán: ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Các vị tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3-4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ. Trị các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, hơi sợ lạnh, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng.

Bài 2: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống. Trị cảm mạo phong nhiệt.

Bài 3: ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, kinh giới 8g, bạc hà 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Mát họng, giảm đau:

Bài 1: Thang ngưu bàng: ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng khi phong nhiệt sinh viêm họng.

Bài 2: ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g. Sắc uống. Chữa viêm cổ họng, đậu chẩn chậm mọc, sốt nóng. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đại tiện lỏng, tỳ vị hư hàn.

Dùng khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm: ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Thúc sởi, tống độc: ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống. Dùng khi sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không dùng. 

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguu-bang-tu-tru-phong-nhiet-20392.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu lúc đau lúc không và đau âm ỉ là nội thương. Đau đầu do ngoại cảm phần lớn là thực chứng.
  • Trong y học cổ truyền, tần giao là vị Thu*c trị các chứng phong thấp tý thống, cốt chưng triều nhiệt; tác dụng trừ phong giảm đau thì tốt hơn.
  • Bản lam căn là tên Thu*c trong y học cổ truyền của rễ cây tùng lam, thuộc loài thực vật. Lá gọi là lá đại thanh, cũng có thể làm Thu*c.
  • Theo Đông y, tang ký sinh vị đắng, tính bình; vào can thận có tác dụng bổ can thận, trừ phong thấp, cường kiện cân cốt, an thai; trị đau nhức xương khớp do phong thấp tý,
  • Tân di là búp hoa của cây tân di, có tên khoa học là Magnolialiliflora Desr. Theo dược học cổ truyền, tân di vị cay, tính ấm, không độc,
  • Cảm cúm Đông y gọi thương phong. Nguyên nhân chính là do bộ máy hô hấp kém khả năng lọc sạch không khí, nên vi khuẩn,
  • Ngưu bàng tử là quả chín của cây ngưu bàng (Arctium Lappa L.) thuộc họ cúc (Compositiae). Là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc được di thực sang nước ta.
  • Theo y học cổ truyền cơ chế bệnh ung thư phát sinh là do khí trệ, huyết ứ, đàm kết, tà độc, kinh lạc bế tắc, công năng tạng phủ mất điều hòa và khí huyết hư tổn.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Ngũ gia bì (Acanthopanax aculeatus) còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì, là cây thân gỗ cao tới 2-3m. Cây có nhiều lá xum xuê, thân màu trắng ngà, vỏ dày. Người ta bóc lấy vỏ cây phơi khô được vị Thu*c ngũ gia bì.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY