Bài thuốc dân gian hôm nay

Ðộc hoạt trừ phong thấp, giảm đau

Theo Đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang. Có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, giải biểu.

Độc hoạt là rễ phơi khô của nhiều cây độc hoạt (Angelica sp). Độc hoạt gồm có xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels.), (Angelica megaphylla Diels.); hương độc hoạt (Angelica pubescens Maxim.); ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx.) cùng họ (Apiaceae)...

Độc hoạt là cây di thực, được trồng nhiều ở vùng núi nước ta, đặc biệt là lai châu. rễ độc hoạt chứa nhiều chất coumarin. theo đông y, độc hoạt vị cay đắng, tính ôn; vào kinh can, thận và bàng quang. có tác dụng tán phong hàn thấp tà, nhất là về mặt trừ phong giảm đau, giải biểu. chữa phong thấp tý thống, thiếu âm đầu thống, ngứa ngoài da do thấp, cảm phong hàn kiêm thấp... liều dùng: 4-12g.

Độc hoạt vị cay đắng, tính ôn, tác dụng tán phong hàn thấp tà, trừ phong, giải biểu…

Độc hoạt được dùng làm Thu*c trong các trường hợp sau:

Trừ phong, giảm đau: Trị phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, chân tay co quắp, đau lưng, nhức gối mà đau di chuyển chỗ này sang chỗ khác. Ngoài ra còn dùng cả cho các chứng bệnh do phong, đau đầu, hoa mắt và đau sưng răng.

Bài 1 - thang độc hoạt tang ký sinh: độc hoạt 12g, tầm gửi cây dâu 8g, tần giao 8g, tế tân 8g, sinh địa 8g, quy thân 8g, bạch thược 8g, xuyên khung 8g, phòng phong 8g, nhục quế 8g, phục linh 8g, nhân sâm 8g, cam thảo 8g, đỗ trọng 8g, ngưu tất 8g. sắc uống. trị phong thấp mạn tính, đau khớp, chủ yếu là chân.

Bài 2: độc hoạt 10g, tần giao 10g, tế tân 3-4g. Sắc uống. Chữa thấp khớp mạn tính và phần dưới chân đau nhiều.

Bài 3: độc hoạt 20g, xuyên khung 10g, xương bồ 10g. Sắc uống. Chữa trúng phong, cấm khẩu, răng cắn chặt.

Bài 4: độc hoạt 12g, tần giao 12g, phòng phong 12g, tế tân 4g. Sắc uống. Trị phong thấp, viêm khớp, đau lưng nhức gân, chân tay co rút. Hoặc có thể dùng riêng vị độc hoạt 500g. Sắc nước, cô thành cao, tỷ lệ 1/1. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa canh, chiêu với nước đun sôi.

Tán hàn giải biểu:

Bài 1 - Kinh phòng bại độc tán: độc hoạt 5g, khương hoạt 5g, sài hồ 5g, chỉ xác 5g, kinh giới 5g, cát cánh 5g, cam thảo 3g, tiền hồ 5g, phục linh 5g, phòng phong 5g, xuyên khung 5g. Sắc uống. Trị cảm cúm, cảm mạo, sốt cao, sốt rét, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay, eczema...

Bài 2 - Thang độc hoạt: độc hoạt 8g, xuyên khung 4g, ma hoàng 4g, cam thảo 4g, gừng tươi 6g. Sắc uống. Trị chứng phong hàn, cảm mạo, nhức đầu, đau mình. Nếu kèm bí đại tiện thêm đại hoàng 4 - 6g.

Lưu ý: độc hoạt và khương hoạt đều trị phong thấp, đau khớp và thường phối hợp với nhau. Nhưng khương hoạt đi thẳng lên đỉnh, đi sang cánh tay, nên có tác dụng tốt đối với phong hàn thấp tà ở phần trên của cơ thể. Độc hoạt đi suốt khu vực ngực bụng, lưng, gối, có tác dụng tốt với phần dưới của cơ thể. Nếu đau khắp cả người thì dùng đồng thời cả khương hoạt lẫn độc hoạt.

Kiêng kỵ: Độc hoạt có tính cay ôn, táo và tán nên người huyết hư cấm dùng.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/oc-hoat-tru-phong-thap-giam-dau-n125794.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, tang ký sinh vị đắng, tính bình; vào can thận có tác dụng bổ can thận, trừ phong thấp, cường kiện cân cốt, an thai; trị đau nhức xương khớp do phong thấp tý,
  • Chứng đau nhức đầu là triệu chứng thường gặp nhất trong các bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng...
  • Tân di là búp hoa của cây tân di, có tên khoa học là Magnolialiliflora Desr. Theo dược học cổ truyền, tân di vị cay, tính ấm, không độc,
  • Ngưu bàng tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng (Arctium lappa Linn). Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn...
  • Quả ké đầu ngựa tên Thu*c là thương nhĩ tử. Cây ké đầu ngựa tên khoa học: Xanthium strumarium L. họ cúc (Asteraceae). Ta dùng quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) hay toàn bộ phận phơi khô. Bộ phận thường dùng là hạt.
  • Y học cổ truyền cho rằng nguyên tắc chữa trị chứng phong thấp cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết - tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần...
  • Theo y học cổ truyền bệnh phong thấp là do cơ thể yếu đuối bị “Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt” thừa cơ xâm nhập kinh lộ, cơ nhục, khớp xương, làm tổn thương huyết mạch và tâm,
  • Xương sông trong Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm Thu*c.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Ngũ gia bì (Acanthopanax aculeatus) còn gọi là xuyên gia bì, thích gia bì, là cây thân gỗ cao tới 2-3m. Cây có nhiều lá xum xuê, thân màu trắng ngà, vỏ dày. Người ta bóc lấy vỏ cây phơi khô được vị Thu*c ngũ gia bì.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY