Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

5 bài Thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp theo y học cổ truyền

Chữa bệnh phong thấp bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây ra tác dụng phụ. Những bài Thuốc Đông y này cũng mang lại tác dụng khá tốt trong việc làm giảm

ngoài điều trị bằng Thuốc tây, chữa bệnh phong thấp bằng đông y là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. những bài Thuốc này đều có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn, ít gây ra tác dụng phụ. đồng thời mang lại tác dụng khá tốt trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh. nắm rõ các thông tin về phương pháp chữa trị này sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách, hiệu quả. 

Nguyên lý chữa bệnh phong thấp bằng Đông y

Phong thấp hay tê thấp, là tình trạng các khớp xương, bắp thịt và một vài cơ quan khác trong cơ thể bị sưng đỏ, gây đau nhức. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên những người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Theo Đông y, nguyên nhân gây nên tình trạng này là do cơ thể bị yếu. Các yếu tố “phong”, “hàn”, “thấp”, “nhiệt” có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ nhục, kinh lộ, khớp xương. Chúng sẽ làm tổn thương các huyết mạch dẫn đến tình trạng sưng đỏ, tê bại, đau nhức cơ thể, khớp xương, chân tay…

Từ việc nắm rõ căn nguyên gây bệnh mà nguyên tắc chữa trị từ đông y được xác định là cần khu phong hòa huyết, thông huyết – tán hàn, tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm sưng đau, an thần. ngoài ra, những bài Thuốc này còn có tác dụng bổ thận, can, bồi dưỡng khí lực. điều này giúp cơ thể tăng sức đề kháng, khả năng chống đỡ với bệnh tật cũng tăng lên. thêm vào đó, khác với Thuốc tây, bài Thuốc chữa bệnh phong thấp bằng đông y đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. vì vậy, nó ít khi gây ra tác dụng phụ, người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các bài Thuốc Đông y chữa phong tê thấp

Trị phong thấp bằng y học cổ truyền đã được áp dụng từ lâu. cho đến nay nó vẫn là cách chữa trị được nhiều người lựa chọn. bởi những bài Thuốc này có thể làm giảm được các triệu chứng bệnh như đau nhức, sưng đỏ ở các khớp xương. bạn có thể tham khảo các bài Thuốc chữa phong tê thấp dưới đây để áp dụng cho bản thân:

Bài Thuốc số 1:

+ Chuẩn bị:

    20g sinh địa

Các vị Thuốc trên đây có các tác dụng như sau:

    Sinh địa: Có tác dụng bổ huyết, thông huyết, hòa huyết. Vì vậy, nó còn được dùng để ngăn ngừa thiếu máu, lợi tiểu, chống suy nhược, lợi tiểu.
  • Huyết đằng: Vị Thuốc này có tính bình, vị đắng, có thể thông kinh lạc, trừ phong, sát khuẩn, bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt. Huyết đằng cũng thường được dùng để chữa nhức mỏi cơ thể, đau lưng.
  • Cây cỏ xước: Đây là một loại cây thuộc họ Dền, thường được sử dụng để chữa các bệnh xương khớp, gối, lưng, làm tan tụ máu, bổ thận, can.
  • Vòi voi: Là loại cây thuộc họ Từ Thảo, vòi voi được dùng để chữa mụn nhọt, thông kinh lạc, chữa tê thấp, viêm tấy, làm tan máu đông.
  • Bồ công anh: Thường được dùng để tiêu viêm, hạ sốt, sát khuẩn. Ngoài ra dùng vị Thuốc này thường xuyên sẽ giúp bồi bổ sức khỏe, an thần.
  • Hà thủ ô: Bộ phận được dùng đến là rễ và củ. Dùng hà thủ ô có thể điều trị được tình trạng suy nhược thần kinh, tăng cường sức khỏe gân cốt, bổ huyết.
  • Thiên niên kiện: Đây là loại cây thuộc họ Ráy, thường có mặt trong các bài Thuốc chữa tê thấp, giảm sưng đau, tăng cường sức khỏe gân cốt. Ngoài ra, thiên niên kiện còn giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
  • Hy thiêm: Tương tự như các vị Thuốc trên, hy thiêm cũng có tác dụng trị đau nhức xương khớp, lưng gối tê dại, gân cốt nhức lạnh.
  • Cốt khí: Vị Thuốc này thuộc họ rau răm. Có khả năng điều trị tê thấp, lợi tiểu, chữa sưng đau do bị thương, ngã.
  • Dây đau xương: Được dùng để chữa đau xương, đau người, bệnh tê thấp.
  • Đảng sâm: Giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, ngăn ngừa thiếu máu, giúp bổ tỳ vị, lợi tiểu. Chính vì vậy mà đảng sâm còn được sử dụng để thay thế cho nhân sâm.

Như vậy, các vị Thuốc trên đều có tác dụng tốt đối với xương khớp. do đó, khi được kết hợp với nhau, hiệu quả chữa bệnh của chúng lại càng được tăng lên. cách thực hiện bài Thuốc như sau:

+ Cách tiến hành: 

Bài Thuốc này có thể được dùng dưới 2 dạng là ngâm rượu và sắc uống:

    Nếu dùng ở dạng Thuốc sắc: Đem thang Thuốc trên cho hết vào ấm, đổ thêm khoảng 500ml nước. Sau đó, bắc lên bếp và đun sôi với ngọn lửa nhỏ. Chờ cho nước cạn còn khoảng 150 – 200ml thì tắt bếp. Chia lượng Thuốc vừa thu được thành 2 lần dùng, uống hết trong ngày. Nên uống ngay khi Thuốc đang nóng. Thực hiện thường xuyên khoảng 4 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm bớt.
  • Nếu ngâm rượu: Chuẩn bị một cái lọ thủy tinh đủ lớn, cho tất cả các vị Thuốc đã chuẩn bị vào. Sau đó, đổ khoảng 1.000ml rượu trắng 45 độ vào rồi đậy nắp kín, để ở nơi khô thoáng. Sau khoảng 3 ngày, lấy 500mg đường phèn hòa tan với 500ml nước sôi để nguội rồi đổ vào bình rượu. Sử dụng hỗn hợp rượu Thuốc đã ngâm để uống từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần uống từ 10 – 20ml. Để Thuốc phát huy hết tác dụng của nó, bạn nên uống Thuốc vào thời điểm trước khi đi ngủ. Cứ sử dụng liên tục trong vòng 1 – 2 tháng sẽ thấy các triệu chứng bệnh được giảm bớt.

Có thể bạn cần: Mẹo dùng lá lốt trị bệnh phong thấp

Bài Thuốc số 2:

+ Chuẩn bị:

    16g rễ xấu hổ

+ Cách tiến hành:

Đem tất cả các vị Thuốc đã chuẩn bị bỏ vào ấm và đun sôi lên cùng với nước. Cứ đun với ngọn lửa nhỏ cho đến khi thấy Thuốc đặc sánh lại thì tắt bếp. Dùng Thuốc này để uống hàng ngày, áp dụng một thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Bài Thuốc số 3:

+ Chuẩn bị: 

    16g cỏ xước

+ Cách thực hiện: 

Tất cả các vị Thuốc trên gộp lại được gọi là một thang Thuốc. Hàng ngày, lấy một thang Thuốc như trên sắc lên để uống. Áp dụng một thời gian sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm hẳn.

Bài Thuốc số 4:

+ Chuẩn bị: 

    Vỏ của cành dâu tằm.

Ngoài đậu đen, các nguyên liệu còn lại bạn lấy với liều lượng bằng nhau. Thường là khoảng một nắm nhỏ trong lòng bàn tay là được.

+ Cách thực hiện: 

Đem tất cả các vị Thuốc trên mang đi thái nhỏ, bỏ vào chảo rồi sao vàng. Sau đó úp chảo xuống đất cho Thuốc bớt nóng. Chờ một lúc rồi cho các vị Thuốc vào cái ấm, sắc lên cùng với khoảng 4 bát nước. Đun nhỏ lửa , khi thấy lượng nước trong ấm còn khoảng một bát thì tắt bếp.

+ Cách dùng: 

Chắt lấy Thuốc vừa thu được ra bát. nếu uống được rượu, bạn nên pha một chén hoặc 1 thìa vào nước Thuốc để uống. sau đó, nên ăn một bát cháo nóng và nằm nghỉ. tránh tắm nước lạnh hoặc làm việc ở những nơi có gió lạnh, nước lạnh. những phụ nữ mới sinh hoặc đang trong thời gian cho con bú mà bị phong thấp cũng có thể sử dụng bài Thuốc này. tuy nhiên, không nên cho rượu vào để dùng.

Bài Thuốc số 5:

Bài Thuốc đông y chữa bệnh phong thấp bằng rễ cây nhàu dùng nguyên liệu chủ đạo là rễ cây nhàu. đồng thời, còn kết hợp với nhiều vị Thuốc khác nữa. vị Thuốc này được công nhận có tác dụng tốt trong chữa trị đau nhức xương khớp, đau lưng, tê bì chân tay. các bạn có thể tham khảo các bài Thuốc từ rễ cây nhàu dưới đây để chữa bệnh cho bản thân:

+ Cách 1:

    Chuẩn bị: Rễ cây nhàu phơi khô.
  • Cách làm: Đem rễ cây nhàu phơi khô bỏ vào chảo, sao vàng. Sau đó, cho vào cái bình thủy tinh và đổ đầy rượu trắng vào để ngâm. Bịt kín hũ bình và bảo quản nó ở nơi khô thoáng. Nửa tháng sau, bạn hãy lấy chúng ra để sử dụng.
  • Cách dùng: Hàng ngày, bạn chỉ cần uống 1 ly nhỏ loại rượu này vào trước bữa ăn là được. Sử dụng thường xuyên sẽ thấy được tác dụng mà nó mang lại.

+ Cách 2:

    Chuẩn bị: Với bài Thuốc này, bạn cần chuẩn bị khoảng 20g thổ phục linh, 20g rễ cây nhàu, 6g cam thảo, 20g rễ cây cỏ xước.
  • Cách làm: Mang chúng đi sắc lên cùng với nước. Bạn chỉ cần dùng nước Thuốc này để uống hàng ngày là được.

+ Cách 3: 

    Chuẩn bị: 40g rễ cây nhàu, 20g nghệ xanh, 20g nghệ vàng, 20g thiên niên kiện, 10g trái ô rô, 20g quế chi, 30g đỗ trọng, 20g chùm gửi cây dâu, 20g vỏ quýt, 40g vòi voi.
  • Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu trên ngâm với khoảng 2 lít rượu nếp. Chờ khoảng 1 tuần cho các dược chất có trong Thuốc hòa tan hết là có thể sử dụng.
  • Cách dùng: Lọc lấy hỗn hợp rượu Thuốc rồi đem pha với nước đường được nấu tan chảy để uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 30 – 40ml rượu. Áp dụng thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm đi.

Lưu ý, chữa bệnh phong thấp bằng đông y từ rễ cây nhàu không được áp dụng cho những người bị cao huyết áp, táo bón. những người đang mắc các bệnh viêm nhiễm cũng không nên áp dụng bài Thuốc này.

Những điều cần lưu ý khi chữa phong tê thấp bằng Đông y

Các bài Thuốc đông y chữa bệnh phong thấp được cho là an toàn, ít gây ra các tác dụng phụ. vì chúng đều có nguồn gốc từ tự nhiên, người bệnh sử dụng trong thời gian dài cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. tuy nhiên, để Thuốc mang lại tác dụng tốt, cần chú ý một số điều như sau:

    Tùy vào từng mức độ bệnh lý và đối tượng sử dụng mà bạn cần cân nhắc liều lượng dùng cho hợp lý.

thông tin thêm: người bị bệnh phong thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Trên đây là các bài Thuốc chữa bệnh phong thấp bằng đông y mà chúng tôi tổng hợp được. vì đây là căn bệnh khó chữa trị, do đó bạn không được chủ quan mà cần đi thăm khám và có cách khắc phục càng sớm càng tốt.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bai-thuoc-dong-y-chua-benh-phong-thap)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY