Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không ?

Nội dung chínhNhững biểu hiện quan trọng của bệnh phong thấp1. Những cơn đau nhức xương khớp2. Cảm giác tê cứng khi ngủ dậy vào buổi sáng3. Xuất hiện tình trạng có các hạt dưới da4. Hội chứng giảm tiết dịch xuất hiện ở nhiều người bệnh phong thấp5. Các triệu chứng phong thấp phổ …

có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh phong thấp. nhưng dù là nguyên nhân gì thì bệnh cũng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như bệnh cột sống, hệ thần kinh và tim mạch,…

Những biểu hiện quan trọng của bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là tình trạng miễn dịch tự thân mạn tính. xuất hiện với những triệu chứng điển hình là đau đớn và sưng tấy ở phần khớp. nếu nặng hơn, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. để tránh những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên quan tâm đến các biểu hiện quan trọng đầu tiên của bệnh để được điều trị kịp thời.

1. Những cơn đau nhức xương khớp

Các cơn đau nhức xương khớp thường xuất hiện một cách âm ỉ. Cơn đau xuất hiện kể cả khi người bệnh vận động hoặc ngồi im. Kèm theo những cơn đau là tình trạng sưng tấy phần khớp bàn tay, khủy tay, ngón tay, cổ chân,…

Trường hợp người bệnh bị phong thấp nặng, còn có thể xuất hiện tình trạng ngón tay bị dị dạng, không thể co duỗi khớp như thông thường.

2. Cảm giác tê cứng khi ngủ dậy vào buổi sáng

Khi thức dậy vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy các khớp xương trở nên cứng lại, gây khó co duỗi. Người bệnh thậm chí không thể tự mình mặc áo hoặc chải đầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày.

3. Xuất hiện tình trạng có các hạt dưới da

Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng từ 15 – 25% bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện hạt dưới da khi mắc bệnh phong thấp. các hạt này xuất hiện chủ yếu tại phần khớp khủy tay, đầu gối,… có kích thước từ 0,2 – 3cm.

Những hạt dưới da này còn xuất hiện ở các cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim, phổi hay thậm chí là não bộ.

4. Hội chứng giảm tiết dịch xuất hiện ở nhiều người bệnh phong thấp

Tình trạng khô mắt, khô miệng, có ít nước mắt, dịch nước bọt cũng bị giảm là biểu hiện của nhiều người bệnh. Điều này khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt khi ăn các loại thực phẩm khô như bánh quy, bánh mỳ,..

5. Các triệu chứng phong thấp phổ biến khác

Người bệnh có cảm giác tim đập mạnh, ho nhiều, loạn nhịp, khó thở, tê liệt phần tay,… một vài trường hợp còn có biệu hiện thiếu máu và cảm nhận được sự lỏng lẻo của bắp thịt.

Bệnh phong thấp có nguy hiểm với sức khỏe không?

Phong thấp nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và làm xuất hiện nhiều loại bệnh khác nguy hiểm hơn. các biến chứng thường gặp của bệnh phong thấp:

1.Tình trạng viêm trở nên lan rộng hơn

Phong thấp có thể gây viêm khởi phát ở nhiều bộ phận khác của cơ thể, điển hình là:

    Tình trạng viêm phổi hoặc niêm mạc phổi. Từ đó có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như bệnh xơ phổi, đau ngực, khó thở dai dẳng cho người bệnh.

Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, tình trạng viêm do phong thấp có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ được giảm thiểu đáng kể.

2. Tổn thương khớp

Vai trò của việc kiểm soát tình trạng phong thấp là rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp người bệnh tránh được những tổn thương khớp vĩnh viễn. các vấn đề khớp gặp phải khi phong thấp không được điều trị là:

    Tổn thương xương và các phần sụn gần đó

Những biến chứng này nếu xuất hiện cần phải được can thiệp bằng phẫu thuật để ngăn ngừa việc mất chức năng của các khớp.

3. Các bệnh về tim mạch

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch sẽ cao hơn nếu người bệnh mắc chứng phong thấp. Các bệnh này có thể là bệnh về tim hoặc mạch máu, làm xuất hiện các biến chứng đe dọa tính mạng như đau tim hoặc đột quỵ.

Hiện nay, vẫn chưa có được nguyên nhân chính xác làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim ở người phong thấp. tuy nhiên, vẫn nên kiểm soát tốt bệnh phong thấp để giảm thiểu những tác động đến tim mạch. một vài những cách phổ biến để bạn phòng ngừa bệnh:

    Ăn uống lành mạnh

Những lưu ý để phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng của bệnh phong thấp

Những triệu chứng nguy hiểm của bệnh phong thấp có thể được ngăn chặn nếu người bệnh có những phương pháp phòng ngừa, điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả.

1.Chú ý đến chế độ ăn khi mắc bệnh

Người bệnh phong thấp không phải do thiếu dinh dưỡng, chính vì vậy việc sử dụng một chế độ ăn theo dạng tẩm bổ quá nhiều là không cần thiết. dù vậy, vẫn nên chú ý đến chế độ ăn để giảm thiểu triệu chứng của bệnh.

Thực phẩm nên ăn:

    Các loại thực phẩm giàu canxi sữa tươi, mè đen hay xương ông để giúp giảm đau, chống tình trạng tổn thương ở xương. Nên lưu ý bổ sung đầy đủ, không thừa để tránh bệnh gout.

Thực phẩm nên kiêng:

    Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ như gà rán hay xúc xích có thể làm bệnh nặng hơn

2. Tuân thủ theo những chỉ định từ phía các bác sĩ

Người bệnh có thể điều trị bệnh bằng Tây y hoặc Đông y. Mỗi trường phái đều có những ưu nhược điểm riêng trong quá trình điều trị bệnh, nhưng người bệnh cần đặc biệt chú ý đến những lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.

3. Chữa bệnh phong thấp bằng các bài Thu*c từ thảo dược thiên nhiên

Có nhiều loại thảo dược thiên nhiên hiệu quả trong việc điều trị bệnh phong thấp, tiêu biểu là những bài Thu*c từ thảo dược thiên nhiên dưới đây:

    Bài Thu*c từ gừng và hành: giã nát cả gừng và hành lại, trộn chung với rượu và sao cho nóng. Sau đó chườm vào các chỗ đau.

Những thông tin do Thu*c Dân Tộc cung cấp không có giá trị thay thế những chẩn đoán và lời khuyên từ các bác sĩ có chuyên môn. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-phong-thap-co-nguy-hiem-khong)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY