Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân : Nhận biết và điều trị

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân xuất hiện khá phổ biến. Tuy nguyên nhân và cơ chế gây bệnh là đơn giản, nhưng việc điều trị lại không hề dễ dàng.

bệnh phong thấp là cái tên được dân gian gọi cho tình trạng đổ mồ hôi ở tay, chân. bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến những công việc thường ngày và gây mất tự tin cho những người mắc phải. 

Nhận biết bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân như thế nào?

Cho đến nay, bệnh phong thấp ra mồ hôi đã được cả y học dân gian lẫn tây y nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về cơ chế gây bệnh. dù vậy, nhiều người mắc bệnh vẫn thường chủ quan bởi các triệu chứng ban đầu và khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Triệu chứng của bệnh phong thấp ra mồ hôi

Triệu chứng mang tính điển hình của bệnh chính là tình trạng ra mồ hôi ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số những biểu hiện như:

    Phần đầu ngón tay và chân thường bị rộp, bong tróc

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân không bao gồm chứng ra mồ hồi thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. đối với những trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của chúng chưa được phát triển toàn diện, chính vì vậy, trẻ sẽ bị ra mồ hôi cả vào ban đêm. trong dân gian gọi là chứng đổ mồ hôi trộm. khi trẻ lớn hơn, tình trạng này sẽ thuyên giảm và chấm dứt hoàn toàn.

Các biểu hiện của bệnh tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến cuộc sống hàng ngày của người bệnh gặp nhiều khó khăn hơn.

Bệnh phong thấp ra mồ hôi theo quan điểm của Đông y

Tình trạng phong thấp ra mồ hôi tay và chân xuất hiện do cơ chế thoát dương khí ra ngoài. do những đường dẫn khí ra hệ thống thần kinh ở phần tay và chân bị rối loạn hoặc bị tắt nghẽn, dẫn đến mồ hôi thoát ra khỏi tay và chân.

Theo y học cổ truyền, phong thấp thực chất là bệnh xuất hiện với 2 triệu chứng khác nhau là phong thấp chạy (đau nhức xương khớp) và phong thấp ra mồ hôi tay chân. khi hàn khí xâm nhập vào cơ thể vốn đang bị suy yếu, xương khớp và các bộ phận khác trong cơ thể sẽ bị tổn thương. lúc này, khí dương bị hư dẫn đến gan bàn tay, chân bị lạnh và ra mồ hôi tay, chân.

Bệnh phong thấp ra mồ hôi theo quan điểm của Tây y

Quan điểm của tây y cho rằng chứng ra mồ hôi tay, chân xuất hiện do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể gặp tình trạng rối loạn. từ đó dẫn đến các chứng bệnh như tăng tiết mồ hôi, bệnh cường giáp, thiếu hụt vitamin hoặc do cơ thể bị nhiễm độc.

Những chuyên gia tây y cho rằng triệu chứng ra mồ hôi tay, chân có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau. với mỗi loại bệnh, chứng ra mồ hôi có thể xuất hiện kèm theo hàng loạt các triệu chứng khác trên cơ thể.

Điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay, chân như thế nào?

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay có những triệu chứng tương đối đơn giản và hầu như không có biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, dù vậy, việc điều trị bệnh thật sự là điều không dễ dàng.

Giải pháp điều trị từ Tây y

Đối với tây y, việc chỉ điều trị bệnh ra mồ hôi tay, chân bằng Thu*c sẽ không giúp chữa khỏi bệnh. thêm vào đó, người bệnh cũng cần tiến hành khám, chẩn đoán để biết tình trạng cụ thể của mình, sau đó mới có thể đưa ra được phương án điều trị thích hợp.

Gần đây, phương pháp phẫu thuật nhằm cắt hoặc đốt phần hạch giao cảm để triệt để cắt bỏ đi việc sản xuất ra mồ hôi đã được ứng dụng để điều trị bệnh. theo các chuyên gia, nếu quá trình cắt bỏ diễn ra chính xác, kết quả mà người bệnh đạt được lên đến 90%.

Dù vậy, nhiều quan điểm lại cho rằng, không nên cắt bỏ hoàn toàn chức năng sản xuất mồ hôi của cơ thể. chính vì vậy, đây vẫn là phương pháp gây nhiều tranh cãi.

Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay, chân bằng y học cổ truyền

Việc điều trị bệnh bằng phương pháp cổ truyền có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. nếu trường hợp bệnh nhân mới ra mồ hôi trong từ một đến hai năm, việc điều trị dứt điểm sẽ dễ dàng hơn. còn trường hợp đã mắc bệnh từ 5 – 10 năm trở lên, chỉ có thể điều trị giảm được 60% triệu chứng bệnh.

Y học cổ truyền sử dụng những bài Thu*c từ lá dâu tằm, ngũ vị tử, ma hoàng căn, mẫu lệ hay đậu đen để điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau.

Điều trị bệnh bằng các thảo dược thiên nhiên trong dân gian

Dân gian thường sử dụng các phương pháp điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay hoặc chân bằng cách dùng lá dâu tằm để nấu nước và uống đều đặn. ngoài ra, người bệnh còn có thể ngâm bằng chân vào hỗn hợp nước ấm pha với muối (có thể cho thêm một ít xác trà), ngâm mỗi ngày từ 10 – 15 phút để tăng khả năng điều trị bệnh.

Một cách đơn giản thường được áp dụng là sử dụng mẫu lệ (có thể trộn thêm một ít bộ quế) và xoa đều lên lòng bàn tay từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần xoa bàn tay, bàn chân khoảng 10 phút.

Hơ nóng bàn tay và bàn chân bằng cây ngải cứu cũng là cách làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả vào mùa lạnh. Người bệnh cho ngải cứu vào chén, sau đó đốt và tiến hành hơ.

Điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi bằng các bài tập

Bấm huyệt là phương pháp giúp giảm tình trạng lạnh gang bàn tay, chân, giảm ra mồ hôi hiệu quả. người bệnh có thể thực hiện việc bấm huyệt ở vùng cổ hoặc cột sống, có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ đông y về những huyết ở vùng dẫn truyền ra hai bàn tay. hoặc có thể bấm cục bộ ở các huyệt ngay bàn tay như huyệt hợp cốc, hậu khuê, lao cung,… hoặc các huyệt ở bàn chân như huyệt phục lưu, thái khê, dũng truyền,…

Một phương pháp cơ bản và dễ thực hiện hơn đó là tập các bài tập giúp dẫn khí ra lòng bàn tay, bàn chân. Người bệnh chắp hai tai lại và để trước ngực, sau đó thở bằng bụng. Để hai bàn tay cách ngực từ 3 – 4cm sao cho lòng bàn tay đối diện nhau, tập trung đầu óc đến các phần đầu ngón tay và lòng bàn tay.  Một lúc sau, bàn tay sẽ trở nên ấm và xuất hiện cảm giác tay.

Thực hiện tương tự ở hai lòng bàn chân. Lưu ý đến hơi thở và tinh thần trong quá trình tập luyện.

Một vài lưu ý khi chữa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay, chân

     Giữ ấm cho lòng bàn tay và chân là điều đặc biệt cần thiết đối với những người chưa mắc bệnh, đang mắc bệnh hoặc đã chữa khỏi bệnh.

Những thông tin do Thu*c Dân Tộc cung cấp không có giá trị thay thế những tư vấn từ phía các bác sĩ có chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-phong-thap-ra-mo-hoi-tay-chan-nhan-biet-va-dieu-tri)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Xương sông trong Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm Thu*c.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY