Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng tại Hà Nội

(MangYTe) - Dịch bệnh tay chân miệng tại Hà Nội đang có số ca mắc tăng nhanh trong vài tuần qua. Theo các chuyên gia dịch tễ, nguy cơ bùng phát dịch nếu không có các biện pháp ứng phó và chủ động phòng chống.

Liên tiếp những ca mắc tay chân miệng

Theo thông tin từ VietNamNet, vừa qua các bệnh viện đã tiếp nhận không ít trường hợp trẻ em bị tay chân miệng . Điển hình như trường hợp của bé N.G.B (nam, 9 tháng tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, liên tục, các nốt phỏng nước xuất hiện nhiều trên da, vết loét vùng họng, miệng khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn.

Một bệnh nhi khác (nam, 13 tháng tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có biểu hiện sốt cao trên 40 độ C, uống Thu*c hạ sốt không đỡ, kèm theo co giật, các nốt phỏng nước tập trung nhiều ở khoang miệng dẫn đến ăn kém… Bệnh nhân nhi này được xác định nguồn lây nhiễm là từ anh trai bị tay chân miệng cách đây một tuần.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn TP ghi nhận 329 trường hợp mắc tay chân miệng, tương đương với cùng kỳ của năm 2019, tuy nhiên có dấu hiệu gia tăng trong hai tuần gần đây.

Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc phải virus gây bệnh. Virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua đường phân, các nốt phỏng nước hoặc dịch tiết từ đường hô hấp. Hiện các bác sĩ thực hiện phân loại tay chân miệng ở trẻ em theo mức độ nặng của bệnh theo 4 mức độ để xác định và đưa ra quyết định bệnh nhân nhi có cần nhập viện điều trị hay không.

Theo đó, nếu bệnh nhân ở mức độ 1 có các dấu hiệu ở da, niêm mạc bao gồm phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân hay ở các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, mông, kèm theo nốt ở miệng thì bệnh nhi có thể điều trị tại nhà. Khi trẻ mắc bệnh từ mức độ 2 trở lên, nghĩa là bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Các biểu hiện bao gồm sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ hoặc run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y để được khám và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ bệnh viện 108 cho biết, hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.

-Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.

- Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.

- Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.

- Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

- Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.

Tổng hợp

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/nguy-co-bung-phat-dich-tay-chan-mieng-tai-ha-noi-176319.html)

Chủ đề liên quan:

dịch bệnh hà nội tay chân miệng

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY