Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguyên nhân và cách khắc phục đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5

Trong suốt khoảng thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ đối mặt với sự xuất hiện của rất nhiều triệu chứng. Đặc biệt là tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 gây khó chịu và hoang mang cho không ít chị em. Vậy do đâu gây ra hiện tượng đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5? Làm thế nào để hạn chế tình trạng này.

Vì sao mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng dưới

Khi bước sang tháng thứ 5 thai kỳ, bà bầu đã phần nào có thể yên tâm trẻ trong bụng an toàn hơn nhiều so với những tháng đầu trong giai đoạn thai kỳ. tuy vậy, việc xuất hiện các cơn đau bụng ở thời điểm này cũng khiến cho nhiều mẹ bầu lo lắng. vậy các cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 gây ra bởi nguyên nhân nào?

Trên thực tế, đau bụng trong khi mang thai là do nhiều yếu tố gây ra. hầu hết mẹ bầu sẽ có hiện tượng bị choáng nhẹ, chỉ thoáng qua thì không cần phải lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác có thể kể đến như:

Bong nhau thai

Những cơn đau thường xuất phát từ phía dưới ở bên phải, sẽ có những cơn đau nhẹ, sau đó sẽ xuất hiện ngày một rõ hơn. Trường hợp nặng có thể dẫn đến chảy máu V*ng k*n. Ban đầu là máu hồng nhạt, lâu dần máu nhiều hơn và xuất hiện cả những cục máu đông, màu nâu sẫm. Có một vài trường hợp mẹ bầu đau lâm râm nhưng lại không ra máu. Sau đó khoảng 2 - 3 ngày tự khỏi nên thường chủ quan. Sau đó các cơn đau lại xuất hiện và dữ dội hơn nhiều lần. Trường hợp này, nguy cơ bị sẩy thai lên đến 70 - 75%.

Trường hợp mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng dưới rất có thể là do nhau thai bị bóc tách khỏi vùng nội mạc ở thành tử cung và đẩy ra khỏi tử cung. do đó, bà bầu sẽ chuyển từ đau vùng bụng dưới bên phải chuyển sang đau dữ dội vì thai nhi bị đẩy ra ngoài.

Viêm ruột thừa khi mang thai

Một nguyên nhân khác khiến bà bầu bị đau bụng dưới tháng thứ 5 có thể là bị viêm ruột thừa. thông thường, nếu có hiện tượng đau bụng bên phải, kèm theo những triệu chứng như: sốt cao, lưỡi bẩn, mạch đập nhanh, môi khô, cơ thể mệt mỏi…thì rất có thể bà bầu đang mắc chứng viêm ruột thừa. tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, tỉ lệ bị viêm ruột thừa lúc mang thai khá thấp. tốt nhất nên đến gặp bác sĩ siêu âm và có chẩn đoán chính xác về bệnh.

Do táo bón thai kỳ

Táo bón khi mang thai là một trong các nguyên nhân gây ra các cơ đau bụng dưới bên phải. đó là do thai nhi đang trong quá trình phát triển, tử cung căng tròn làm chèn ép đường ruột, làm ruột giảm chức năng chuyển hóa. do đó bà bầu thường bị táo bón.

Từng sinh mổ với khoảng cách 2 lần sinh ngắn

Thai phụ từng sinh mổ với khoảng cách giữa 2 lần sinh cách nhau ngắn, chưa quá 2 năm. đây là một nguyên nhân khiến cho mẹ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5. khi thai lớn dần, tử cung phát triển, làm co bóp các đường may, vết mổ cũ sẽ bị căng ra, gây đau nhói. do đó, nếu sinh mổ lần đầu tiên thì nên cách 5 - 6 năm có tiếp đứa thứ 2 nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Tâm trạng mang thai

Nếu bà bầu lần đầu tiên mang thai sẽ bị chi phối bởi tâm lý rất nhiều. đó có thể là lo lắng trong và sau khi sinh, lúc bình thường cũng những cảm xúc như hồi hộp, lo lắng, bồn chồn cũng sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác đau tức phần bụng, lồng ngực. đối với bà mẹ lần đầu mang thai, cảm giác này rõ hơn nhiều. điều này sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển không tốt cho thai nhi. do vậy, mẹ nên thoải mái tâm lý, chia sẻ với người nhà để giảm bớt, lo âu, lo lắng…

Bà bầu tháng thứ 5 bị đau bụng dưới có nguy hiểm không

Tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 hầu hết cũng không phải là dấu hiệu quá nguy hiểm. tuy nhiên, một số trường hợp đau tức bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 cũng có thể là cảnh báo rằng mẹ bầu có nguy cơ đang đối mặt với những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe như: tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, mắc các bệnh lây qua đường T*nh d*c,… chính vì thế, nếu thấy có hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 kèm theo đó là các triệu chứng như mô tả bên đây, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ càng sớm càng tốt.

    Triệu chứng đau kèm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 nên làm gì

Khi thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau bụng, mẹ bầu nên bình tĩnh xem xét mức độ đau để có thể có cách xử trí phù hợp. Việc đầu tiên mà thai phụ cần làm là dừng mọi việc lại và nghỉ ngơi, ổn định lại sức khỏe. Thêm vào đó, cũng nên lưu ý những vấn đề sau:

    Hàng ngày không nên vận động quá nhiều và quá mạnh, nếu làm việc quá sức sẽ khiến cho sức khỏe suy nhược, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tuy nhiên, không nên nằm hay ngồi một chỗ nhiều bởi rất dễ bị chuột rút và cảm giác đau mỏi khắp cơ thể.

Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu ở tháng thứ 5?

Theo các bác sĩ, khi mang thai ở tháng thứ 5, bụng mẹ bầu sẽ lớn lên khá nhiều. vì thế, tư thế nằm ngửa hay sấp không còn thích hợp. tư thế nằm ngửa có thể sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau lưng, đầy hơi và khó tiêu. thêm vào đó, có thể còn khiến mẹ bị khó thở, hệ tuần hoàn ảnh hưởng, gây hạ huyết áp. vì thế, tư thế ngủ tốt cho bà bầu ở tháng thứ 5 cũng như hạn chế tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5, mẹ nên nằm nghiêng bên trái. hãy kê thêm chiếc gối nhỏ dưới chân hoặc các loại gối dành cho bà bầu để thoải mái hơn lúc ngủ.

Trên đây là một vài thông tin về triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 mà mẹ bầu nên chú ý. nếu thấy các cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu suy giảm, hãy đến ngay các trung tâm y tế thăm khám để có thể phát hiện được tình trạng bệnh cũng như có hướng điều trị phù hợp

Thu Hiền | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-dau-bung-duoi-khi-mang-thai-thang-thu-5-346870)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY