Nữ bệnh nhân b.h.q 27 tuổi (ba đình, hà nội) đến viện khám vì tê bì chân tay bởi một năm nay liên tục hít khí trong bóng cười với tần suất 5 quả/ đêm, 3-4 đêm/tuần.
Q. cho biết: “Cách đây 1 năm, tôi có tiếp xúc với bóng cười, lúc đó chỉ xem nó là trò vui tiêu khiển. Nó tạo ra cơn phê ngắn, cảm xúc lạ nên thấy thích thú. Nhưng sau một thời gian dài, bỗng một ngày tôi cảm thấy tay phải hơi tê (ban đầu nghĩ do các cơ bị co tập thể dục sẽ hết) rồi đến tay trái cũng tê tương tự. Khi hút bóng thì tất cả các cơ rút lại làm cho bàn tay căng cứng, không thể cầm nắm bất cứ cái gì".
Trường hợp nam bệnh nhân n.n.h 33 tuổi (bắc kạn), đã từng sử dụng ketamin, Thu*c lắc, sử dụng không liên tục trong nhiều năm, đã dừng 6 tháng nay và có sử dụng bóng cười 6 tháng liền.
Sau khi thăm khám, bệnh nhân H. được bác sĩ tư vấn, đồng thời chỉ định anh H., làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng cần thiết. Kết quả anh H., được chẩn đoán viêm đa dây thần kinh ngoại biên trên nền tiền sử hút bóng cười.
Viêm dây thần kinh vì bóng cười |
BS.CKI Nguyễn Đình Tuấn - Chuyên khoa Thần kinh, BVĐK Medlatec, cho biết anh gặp rất nhiều ca bệnh liên quan tới bóng cười.
Bóng cười thực chất là những quả bóng bay được bơm loại khí có công thức hóa học là n2o (dinitơ monoxit hay nitrous oxide). loại khí này khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng, sảng khoái cho người sử dụng.
Sau khi thăm khám, thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng (MRI sọ não, siêu âm, điện tim…), bệnh nhân được chẩn đoán viêm đa dây thần kinh ngoại biên có tiền xử hút bóng cười. Đây là trường hợp điển hình của ngộ độc khí NO2 dẫn tới tổn thương thần kinh.
Bác sĩ Tuấn cho biết, khi ngộ độc khí NO2 thì biến chứng thần kinh xuất hiện đầu tiên sau đó đến các cơ quan khác, cảm giác ban đầu bệnh nhân nhận rõ đó là tê bì tứ chi. Với những tổn thương thần kinh xuất hiện sau 6 tháng sẽ không còn khả năng hồi phục. Trường hợp bệnh nhân Q., do triệu chứng mới xuất hiện khoảng 3 tháng nên có khả năng hồi phục nếu tuân thủ điều trị.
Trước kia, khí N2O được ứng dụng trong Y tế có tác dụng giảm đau, giải lo âu, tuy nhiên khi sử dụng quá liều sẽ gây tác hại đến hệ thần kinh và tim mạch. Hút khí này vào trong cơ thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên và gây ảnh hưởng chu trình chuyển hóa vitamin B12. Gần đây, N2O cũng đang được sử dụng thay thế dần khí CO2 bơm vào ổ bụng trong phẫu thuật nội soi do độ an toàn tương đương nhưng lại có tác dụng giảm đau tốt hơn.
Song, nếu lạm dụng N2O có thể dẫn tới rối loạn thần kinh như co giật, mất kiểm soát, trầm cảm, rối loạn cảm giác, liệt vận động, rối loạn giấc ngủ, tổn thương thần kinh trung ương,… Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp thì người dùng cũng sẽ bị giảm nhận thức, tầm nhìn và thính giác. Đáng sợ là khí N2O cũng có thể gây ảo giác, có dấu hiệu tượng tự như M* t*y tổng hợp và cũng gây nghiện.
Qua những ca bệnh trên, có thể thấy tác hại khôn lường từ “thú vui” đang được nhiều bạn trẻ sử dụng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. thế nhưng, tình trạng hút bóng cười trong các cuộc vui vẫn diễn ra tràn lan.
Bác sĩ tuấn khuyến cáo: người dân, đặc biệt là giới trẻ không nên sử dụng bóng cười vì những biến chứng khôn lường gây nên. đồng thời, cần duy trì lối sống lành mạnh bằng tập thể dục thể thao, ăn uống và sinh hoạt điều độ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có cuộc sống vui khỏe.