Một công ty nọ muốn tuyển nhân viên kế toán. Vòng phỏng vấn cuối có 3 ứng viên đến phỏng vấn. Nhà tuyển dụng đặt ra cho họ một vấn đề:
"Nếu anh chị nhặt được 500.000 đồng, đúng lúc đó có người tự nhận mình là người bị mất tiền, còn khẳng định là bị mất 800.000 đồng, lúc này anh chị sẽ xử lý thế nào?"
Nữ ứng viên đầu tiên nhanh nhảu trả lời: "Người này nói như vậy nghĩa là anh ta muốn nhân cơ hội để lừa tiền tôi, tôi lựa chọn đi báo cảnh sát!"
Nam ứng viên tiếp theo trả lời: "Tôi sẽ nói rằng việc này vẫn chưa rõ ràng. Thời buổi này dù là chuyện gì cũng cần phải có bằng chứng.
Tôi sẽ đi tìm camera giám sát xung quanh khu vực anh ta đánh rơi tiền để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau đó sẽ yêu cầu anh ta bồi thường một khoản phí vì làm lỡ thời gian của mình".
Nữ ứng viên còn lại nói: "Nếu anh ta dám chắc rằng bản thân đánh rơi mất 800.000 đồng nhưng tôi lại chỉ nhặt được 500.000 đồng, vậy thì số tiền này chắc chắn là không phải của anh ta, vì thế tôi sẽ không đưa số tiền này cho anh ta".
Ảnh minh họa.
Câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng đưa ra chỉ nhằm mục đích kiểm tra trí tuệ, khả năng ứng xử và kinh nghiệm của từng ứng viên.
Người đến đòi tiền vốn dĩ không phải là chủ nhân của số tiền kia, nhưng nhà tuyển dụng mặc định trước đó là người mất tiền, đây là một cái bẫy mà nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên.
Kết quả khá dễ nhận ra, người cuối cùng chính là người được chọn cho vị trí kế toán viên. Vậy hai người kia rốt cuộc mắc phải sai lầm gì trong câu trả lời này? Và trong các buổi phỏng vấn, chúng ta nên chú ý những điểm nào?
Hiện nay, dù là loại công việc gì, các nhà tuyển dụng đều có một yêu cầu đối với ứng viên đó là phải "có nguyên tắc". Vậy thế nào mới là người có nguyên tắc?
Trong chốn công sở, nếu nói mà không suy nghĩ thì sẽ rất dễ chuốc lấy phiền phức không cần thiết, vì chính họa từ miệng mà ra. Là một nhân viên vẫn nên lựa lời mà nói, nói ít làm nhiều.
Là một nhân viên, không những phải xem trọng nhân phẩm trong cuộc sống mà trong công việc cũng phải có đạo đức nghề nghiệp. Phải luôn nhớ: Có những chuyện dù thế nào cũng không được làm, ví dụ như những chuyện giậu đổ bìm leo hay nước đục béo cò.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân ứng viên thứ hai không qua được vòng phỏng vấn là vì cậu ta không có nguyên tắc riêng của mình. Khi một sự việc chưa rõ chân tướng đã muốn đòi người ta "phí bồi thường tổn thất thời gian" sẽ khiến người khác phản cảm.
Bởi vì hiện nay mọi người đều cố "chải chuốt" cho bản thân trong bản sơ yếu lí lịch, vì vậy các nhà tuyển dụng cần phân biệt, rốt cuộc ứng viên ấy có năng lực phù hợp hay không.
Cho nên, các nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn sẽ đưa ra rất nhiều vấn đề kì lạ, mục đích là để kiểm tra năng lực phản ứng của các ứng viên.
Giống như ứng viên đầu tiên khi nghe xong câu hỏi liền lập tức đưa ra câu trả lời nhưng người thứ 3 nghe xong đã dành cho bản thân thời gian để suy xét vấn đề. Khi chúng ta hiểu được dụng ý thực sự của nhà tuyển dụng thì chúng ta sẽ dễ dàng nói ra được đáp án mà nhà tuyển dụng mong muốn.
Nhiều khi, các ứng viên nghĩ rằng các vấn đề mà nhà tuyển dụng đưa ra chỉ để kiểm tra năng lực phản ứng của họ, mà không biết rằng những vấn đề này rất có thể liên quan đến yêu cầu của vị trí ứng tuyển.
Giống như đoạn phỏng vấn mở đầu bài viết, bởi vị trí ứng tuyển là kế toán viên, mà tố chất quan trọng nhất của vị trí này chính là tính cẩn thận.
Muốn trở thành kế toán viên thì phải thận trọng trong mọi chuyện. Mà ứng viên thứ nhất quá hấp tấp vội vàng, ứng viên thứ hai lại là người không có nguyên tắc, muốn thừa nước đục thả câu.
Duy chỉ có ứng viên thứ 3 đưa ra được sự nghi ngờ về thân phận của người bị mất tiền nên mới không bị rơi vào bẫy, và câu trả lời cũng thể hiện được tính cẩn trọng mà một người kế toán nên có.
Vậy nên, khi trả lời vấn đề mà nhà tuyển dụng đưa ra, bạn nhất định phải suy nghĩ thật thấu đáo rồi mới đưa ra trả lời. Bởi vấn đề này rất có thể có liên quan đến vị trí chúng ta định ứng tuyển.
Chỉ cần có thể làm tốt những điều nêu trên, tỷ lệ đậu phỏng vấn của bạn sẽ rất cao đấy.
Chủ đề liên quan:
3 kiểu hàng xóm chớ lại gần công sở kế toán Khánh An mất tiền phỏng vấn ứng viên xin việc