Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhiệt miệng nên làm gì để mau khỏi nhất?

Cảm giác đau đớn và khó chịu khi bị nhiệt miệng là điều mà chắc hẳn mỗi ai khi bị nhiệt miệng đều gặp phải. Vậy nhiệt miệng nên làm gì để nhanh chóng hết?

Nhiều thống kê cho thấy,  hơn 20% dân số có biểu hiện loét miệng thường xuyên. Không phải ai cũng hiểu rõ căn bệnh này xuất phát từ đâu và để nhanh chóng kết thúc? Sau đây là chia sẻ những thông tin hữu ích về bệnh và một số phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà.

1. Bệnh nhiệt miệng là gì?

Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, loét aphthous. được biết đến là một trong những căn bệnh lành tính phổ biến. bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng là nguyên nhân dẫn đến những xáo trộn trong cuộc sống hằng ngày. đặc biệt là gây không ít khó khăn trong giao tiếp, ăn uống. các mô mềm trong miệng như môi, má, lưỡi hoặc trên nướu sẽ xuất hiện các vết loét với kích thước nhỏ và nông, thường dưới 1 cm.

Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, loét Aphthous là một trong những căn bệnh lành tính phổ biến

Bệnh có tính lặp gần giống nhau. Thường xuất hiện kéo dài từ 10 - 15 ngày. Khi bị loét miệng, bên trong miệng có một vài đốm nhỏ màu trắng hoặc vàng, xung quanh có viền đỏ xuất hiện gây cảm giác rát, đau và rất khó chịu cho người bệnh. 

Các vết loét của nhiệt miệng không giống với các biểu hiện của mụn nước hay viêm loét miệng do herpes virus trên môi gây ra. chúng hoàn toàn không có tính lây lan,  không nổi trên bề mặt hay phía ngoài miệng.

Vết loét khi có sự cọ xát sẽ gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt là khi ăn các loại thực phẩm có vị mặn, chua và cay hoặc gây nhiều khó khăn đến quá trình giao tiếp.

Loét miệng do nguyên nhân nào?

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến loét aphthous. tuy nhiên, có thể kể đến một số yếu tố tăng nguy cơ bị nhiệt miệng như suy giảm chức năng gan. 

Khi khả năng làm việc của gan suy yếu,  hiệu quả  thanh lọc các chất độc có trong cơ thể giảm, dẫn đến tích tụ chất độc.  Một trong số đó có thể đọng lại ở vùng miệng, gây ra những bọng nước rồi sau đó vỡ ra, tạo thành các vết loét.

Tích tụ chất độc đọng lại ở vùng miệng, gây ra những bọng nước rồi sau đó vỡ ra, tạo thành các vết loét

Đồng thời, các yếu tố làm tăng nguy cơ bị loét Aphthous có thể kể đến  như căng thẳng, stress, rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone vệ sinh răng miệng kém hoặc sử dụng các loại thực phẩm gây tổn thương vùng miệng,...

2. Bị nhiệt miệng nên làm gì?

Nhiệt miệng không phải là bệnh nghiêm trọng, thường thì sau 1 - 2 tuần, các vết loét sẽ tự hết mà không cần sử dụng Thu*c và không để lại sẹo.

Mặc dù vậy, sẽ có nhiều đau đớn và bất tiện xảy ra. Để tiêu diệt các vết loét, có thể dùng nhiều loại Thu*c giảm đau, kháng sinh, giảm viêm, chống dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể áp dụng những biện pháp an toàn hơn để điều trị tại nhà.

Người bệnh có thể thử một vài biện pháp đơn giản dựa trên những nguyên liệu dễ kiếm, an toàn có sẵn sau để nhanh chóng khắc phục tình trạng nhiệt miệng:

+ Pha nước muối súc miệng hàng ngày

Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn hiệu quả. Cách pha chế cũng rất đơn giản: Pha một đến hai thìa cà phê muối vào 2/3 ly nước lọc. Muốn tăng hiệu quả cao hơn, có thể cho thêm 2 muỗng nước ép nha đam và khuấy đều để tan hết.

Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn hiệu quả

Ngậm một ngụm nước muối trong miệng  chừng khoảng 10s, lặp lại vài lần. Lưu ý:  ngửa cổ lên cao vừa phải để súc vùng cổ, không được nuốt. Bạn sẽ thấy hiệu quả đạt được nhanh chóng khi kiên trì thực hiện ngày 2 - 3 lần.

+ Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng baking soda

Dùng baking soda để súc miệng là một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh tại nhà. loại muối nở này mang đến hiệu quả giảm viêm, cân bằng độ ph để vết loét nhanh lành hơn.

Baking soda mang đến hiệu quả giảm viêm, cân bằng độ pH để vết loét nhanh lành hơn

Cách dùng baking soda để chữa nhiệt miệng:

–  Cho 5g baking soda hòa tan vào trong khoảng 230ml nước.

–  Dùng dung dịch này để súc miệng trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra.

– với trình trạng nhiệt miệng nặng, nếu thấy cần thì có thể súc miệng với nước baking soda vài giờ một lần.

+ Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt. dùng loại dầu này là cách hiệu quả để có thể chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan. không chỉ vậy, dầu dừa cũng được biết đến là một chất chống viêm tự nhiên và làm vết thương bớt đỏ hay đau. 

Rất đơn giản, chỉ cần dùng một lượng dầu dừa vừa đủ để bôi lên vết nhiệt miệng vài lần mỗi ngày cho đến khi lành vết thương.

Dầu dừa giúp chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan

+ Chữa nhiệt miệng bằng trà cúc La Mã

Ít ai biết rằng Cúc La Mã là một phương Thu*c tự nhiên có tác dụng giảm đau và chữa lành vết thương cao. Đây là loại hoa có chứa hai hợp chất chống viêm và sát trùng hiệu quả.

Để làm dịu vết thương, bạn có thể đắp một túi trà hoa cúc lên vết nhiệt miệng trong vài phút. hoặc súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha 3 – 4 lần mỗi ngày.

Trà hoa cúc có chứa hai hợp chất chống viêm và sát trùng hiệu quả

+ Dùng oxy già chữa nhiệt miệng

Oxy già giúp làm sạch vết loét và giảm vi khuẩn trong miệng. Cách thực hiện rất đơn giản:

– Pha loãng dung dịch oxy già 3% với nước.

– Thấm dung dịch bằng tăm bông hoặc bông gòn.

– Thoa dung dịch lên vết loét mỗi ngày.

Hoặc có thể pha loãng oxy già làm nước súc miệng. Dùng dung dịch này để súc miệng trong khoảng 1 phút rồi nhổ ra và súc lại với nước sạch.

Oxy già giúp làm sạch vết loét và giảm vi khuẩn trong miệng

+ Chế độ ăn uống 

Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì? người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

- Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Dùng nhiều nước ép rau củ tự nhiên.

Nhiệt miệng uống gì cho nhanh khỏi?

Câu trả lời đó là nên uống các loại nước ép rau má, củ cải trắng, cà chua,…

Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày và dùng nhiều nước ép rau củ tự nhiên

- Nên hạn chế ăn dùng thực phẩm cay nóng, những loại đồ chua, đồ nướng. Lạm dụng những loại thực phẩm này sẽ dễ dẫn đến những tổn thương vùng miệng, gây loét miệng. Chúng cũng gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, đại tràng.

- Các loại chè từ các loại đậu như đậu đen, đậu xanh giúp giải độc, thanh lọc cơ thể hiệu quả.

- Nên ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày. Trong sữa chua có chứa các vi sinh vật có lợi sẽ giúp chữa lành những vết loét và giảm đau nhanh chóng.

- Nên ăn các loại thịt mát như thịt vịt. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng nhữ rau ngót, rau má, cà chua, trứng lộn,…

- Dùng mật ong bôi lên các vết loét mỗi ngày cũng là cách để điều trị vết loét nhanh chóng.

Bôi mật ong  lên các vết loét mỗi ngày giúp điều trị vết loét nhanh chóng

Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng không có nghĩa rằng sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu. Không quá khó để biết được và có cách chữa nhiệt miệng tại nhà. Áp dụng những cách chữa nhiệt miệng nhanh, trên là cách giảm bớt khó chịu, đau đớn khi ăn uống, nói năng cũng như các sinh hoạt hàng ngày khác.

Mặc dù vậy, với tình trạng vết loét mỗi ngày một lan rộng và khoét sâu vào trong hay kéo dài hơn 2  tuần, bạn cần kịp thời đến gặp bác sĩ để khám và kịp thời can thiệp. 

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nhiet-mieng-nen-lam-gi-de-mau-khoi-nhat-390612.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nhiet-mieng-nen-lam-gi-de-mau-khoi-nhat-390612.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/nhiet-mieng-nen-lam-gi-de-mau-khoi-nhat-390612)

Tin cùng nội dung

  • Thoái hóa khớp là chứng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của khớp. Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định...
  • Tôi 20 tuổi, chưa lập gia đình và chưa quan hệ T*nh d*c nhưng thường xuyên bị ra huyết trắng nhiều và bị vón cục...
  • Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên mấy năm gần đây tôi rất hay bị dị ứng, nhất là khi đi lạnh về. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến tôi rất khó chịu.
  • Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng.
  • Chất lượng “tinh binh” đóng vai trò quyết định trong việc duy trì nòi giống.
  • Em năm nay 23 tuổi. Em đã có quan hệ với bạn gái em cách đây khoảng 3 năm. Tuy nhiên, mới đây, em đã bị nổi mẩn ở bộ phận Sinh d*c.
  • Các em học sinh vừa thi học kỳ II xong, khi nhà trường lơ là và cha mẹ thiếu quan tâm trong giai đoạn giữa “học” và “nghỉ hè”, nhiều T*i n*n đã xảy ra.
  • Xin chào bác sĩ cháu đi siêu âm được biết cháu bị sỏi thận phải 14mm.Giờ cháu nên làm gì trong trường hợp này? có cần kiêng ăn gì và điều trị sao thưa BS?
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.