Kinh tế xã hội hôm nay

Nhiều ý kiến tranh cãi trước biện pháp cưỡng chế vi phạm hành chính bằng cắt điện, nước

MangYTe - Tại hội trường, nhiều ĐBQH nêu lên quan điểm không đồng ý với biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cắt điện, nước.

Phạt 200.000 đồng đối với hành vi sàm sỡ trong thang máy tiếp tục làm "nóng" Nghị trường

Ngày 22/10, dưới sự điều hành của phó chủ tịch quốc hội uông chu lưu, quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính.

Nêu quan điểm của mình, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, tại Kỳ họp thứ 9, ông cũng đã đề nghị bỏ quy định này, nếu trường hợp vẫn giữ chỉ nên áp dụng trong lĩnh vực xây dựng.

đại biểu Cương nói thêm.

Đại biểu trần đình gia (đoàn hà tĩnh) cũng cho rằng, nếu trong lĩnh vực môi trường chúng ta áp dụng biện pháp cắt điện, cắt nước, ví như một đồng tôm mà cắt điện thì chắc chắn một thời gian rất ngắn cả cánh đồng tôm sẽ ch*t, vừa thiệt hại kinh tế, còn gây hậu quả môi trường lớn.

"theo quan điểm của tôi, áp dụng biện pháp này bằng hành vi cụ thể và trường hợp cụ thể. điện, nước phải là công cụ để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, chỉ sử dụng trong trường hợp đó thôi", đại biểu gia nhấn mạnh.

Thiếu tướng nguyễn hữu cầu (đoàn nghệ an) cho rằng: "tất cả những vi phạm này xảy ra khi chúng ta cắt điện, cắt nước thì không nói rằng là một người vi phạm họ liên quan mà tôi nói rằng hệ quả của một loạt người liên quan đến quyền lợi của họ.

tôi lấy ví dụ một nhà dân xây dựng ở địa bàn vùng, thành phố phải có giấy phép hoặc là họ thi công không đúng, chúng ta cắt điện, nước tòa nhà đó thì bà già lấy nước đâu để uống? trẻ con lấy nước đâu để tắm? đi đâu để kiếm nước để uống? trong tình trạng đó, có thể khấu trừ, đình chỉ và thậm chí tháo dỡ công trình, họ phải chấp hành theo luật. cắt điện, nước tính nhân đạo không còn và chúng tôi cũng đề nghị là không nên tạo điều kiện thuận lợi quá cho cơ quan hành pháp khi thực hiện mà chưa hết trách nhiệm của mình".

Còn đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) thẳng thắn nêu lên quan điểm không đồng tình: "Hợp đồng điện và hợp đồng nước, tức là đã ký kết giữa người tiêu dùng và công ty điện, công ty cấp nước. Như vậy, nếu yêu cầu dừng thì đương nhiên ảnh hưởng ngay đến hợp đồng đó. Đây là loại hợp đồng dân sự, rõ ràng ngay khi chúng ta đưa vào đã thấy ảnh hưởng đến người thứ ba, chưa nói là những người cùng sử dụng điện nước".

Cuối cùng, đại biểu phan thái bình nhấn mạnh, chúng ta ra rất nhiều điều kiện, dự thảo luật đang đưa theo hướng là biện pháp cuối cùng nhưng tôi tin chắc rằng sẽ là biện pháp được áp dụng đầu tiên. bởi vì, rất dễ áp dụng, đưa cái khó cho người dân, đồng thời tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước, như vậy là không nên.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tin liên quan

    Phạt 200.000 đồng đối với hành vi sàm sỡ trong thang máy tiếp tục làm "nóng" Nghị trường
  • Vụ L*a đ*o 100 triệu đồng người nhà nạn nhân Tu vong ở thủy điện Rào Trăng 3 dưới góc nhìn của ĐQBH
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Vô cùng tiếc thương trước sự hy sinh anh dũng của các cán bộ, chiến sĩ trong những ngày vừa qua"

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nhieu-y-kien-tranh-cai-truoc-bien-phap-cuong-che-vi-pham-hanh-chinh-bang-cat-dien-nuoc-20201022154458221.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY