Kinh tế xã hội hôm nay

Những bác sĩ tuyến đầu chống dịch ở Đà Nẵng cắt tóc ngắn hơn để chiến đấu với Covid-19

Các nữ bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng đã cùng nhau cắt đi mái tóc dài, sẵn sàng tư thế chỉn chu, gọn ghẽ để bước vào cuộc chiến chống dịch đầy căng thẳng và cam go.

Sáng nay 29/7, mạng xã hội đồng loạt chia sẻ hình ảnh những nữ y bác sĩ cùng nhau cắt tỉa gọn gàng mái tóc dài, chuẩn bị tư thế gọn ghẽ nhất để bước vào công tác phòng chống dịch.

Được biết, những hình ảnh này được đăng tải lên mạng xã hội bởi ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân trong 1 buổi đi tặng quà hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện Đà Nẵng mới đây.

Hình ảnh những nữ y bác sĩ cắt tỉa mái tóc dài khiến nhiều người xúc động.

Theo những hình ảnh nam ca sĩ đăng tải, các nữ y bác sĩ tại bệnh viện đã có mặt trong 1 căn phòng để thay nhau cắt tỉa mái tóc. "Salon" tóc đặc biệt này không có ghế da cũng chẳng có gương, chỉ có chiếc ghế inox, cây kéo nhỏ cùng tờ giấy đặt phía sau lưng để những lọn tóc không bay ra ngoài. Còn thợ cắt tóc, chẳng phải ai khác mà chính là những người đồng nghiệp áo xanh trong bệnh viện.

Chị em phụ nữ ai cũng đều muốn có được mái tóc đẹp, cắt tỉa chỉn chu. Thế nhưng với đặc thù công việc phải liên tục mặc trang phục bảo hộ, các chị đã chẳng ngần ngại giao mái tóc mình cho những nam đồng nghiệp tay nghề vụng về. Không những thế, khi cùng nhau cắt tóc, các chị vẫn cười rất tươi, mái tóc cắt đi có thể mọc lại, chỉ tinh thần lạc quan và tận lực chiến đấu với dịch bệnh mới là điều hiện giờ các chị quan tâm nhất.

Ngay sau khi được đăng tải, những hình ảnh trên đã nhận được sự chia sẻ rất lớn từ cộng đồng mạng. Tất cả đều cảm ơn tinh thần dũng cảm của những chiến sĩ trên mặt trận đẩy lùi dịch bệnh, dành tặng các chị lời chúc sức khoẻ cùng lời cảm ơn vì những cống hiến của mình.

Một số bình luận từ cộng đồng mạng:

"Xúc động quá, mong các anh chị bác sĩ luôn khoẻ mạnh để vững vàng trên con đường chiến đấu với Covid-19".

"Thật khâm phục các bác sĩ. Tôi tin tưởng ngành y tế và các bác sĩ Việt Nam. Chúng ta sẽ sớm chiến thắng Covid-19".

"Làm việc tại những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ thế này rất khó khăn cho các bác sĩ. Cầu mong tất cả chúng ta đều khoẻ mạnh, cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường thôi".

Trước đó, nhằm thực hiện công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19, Bệnh viện Đà Nẵng đã biết làm theo chỉ đạo của Ban phòng chống dịch COVID-19 Đà Nẵng, tiến hành phong toả, cách ly từ 13h ngày 26/7.

Tại đây, các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19 được chuyển đến Bệnh viện Phổi TP Đà Nẵng để tiếp tục điều trị. Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính và các bệnh khác sẽ được chuyển sang Bệnh viện 199 Đà Nẵng (Bộ Công an) và một số bệnh viện dự phòng khác.

Tính đến thời điểm 15h ngày 29/7, tại Bệnh viện Đà Nẵng đã ghi nhận 17 trường hợp nhiễm Covid-19 là các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế của Bệnh viện.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nhung-bac-si-tuyen-dau-chong-dich-o-da-nang-cat-toc-ngan-hon-de-chien-dau-voi-covid-19-2020072915371858.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • ​Thuật lại câu chuyện này, nữ bác sĩ nhi khoa vừa kể vừa tủm tỉm cười vì những tình tiết “khó đỡ” của nó. Trong một lần khám chữa bệnh, có một cô gái trẻ chỉ chừng 19 - 20 tuổi, đi cùng một “anh xã” cũng trạc tuổi, bế con đến khám vì lý do cháu bé bú hay bị trớ ngược và thường xuyên đầy hơi bụng. Hỏi chuyện, bác sĩ ngạc nhiên vì sau nửa năm sinh bé, đây là lần đầu cô đưa bé đi khám bác sĩ, mặc dù thỉnh thoảng bé cũng mắc những bệnh thông thường ở trẻ mới sinh.
  • Với nam giới khi chọn nghề y là xác định sẽ phải đối mặt với trực đêm, với áp lực công việc bộn bề, đi sớm về khuya… Gánh nặng ấy khi đặt trên vai một người phụ nữ như chị lại càng vất vả hơn.
  • Khi nhìn lại những bệnh nhân đặc biệt, những cháu bé được điều trị, được cứu sống thì đó chính là niềm an ủi, niềm hạnh phúc đối với tất cả chị em ngành y”...
  • Ngày 19/10, bác sĩ Lê Đức Nhân - phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, Bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu chữa thành công một bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp, tim gần như hoàn toàn không hoạt động
  • “Mẹ tôi đã bất chấp nguy hiểm để cho tôi quả thận với mong muốn con có sức khỏe tiếp tục cuộc sống. Tôi rất tự hào và yêu mẹ nhiều lắm. Mẹ tôi đã sinh tôi ra lần thứ hai trong cuộc đời này…”, chị Trương Thúy An (SN 1990, trú Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam) chia sẻ.
  • Trong bài đăng trên số báo 161, chúng tôi đã thông tin liên quan về việc lãnh đạo Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng (cũ) tự ý chuyển trả khoản tiền tài trợ hơn 37 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
  • Chiều qua, ngồi trong quán cà phê sang trọng chờ một khách nước ngoài, hẹn gặp để trao đổi về quyền tác giả và sở hữu trí tuệ, tôi nghe được chuyện ở đâu đó thân nhân bệnh nhân tát vào mặt bác sĩ đang khám bệnh cho con mình.
  • Nói đến bác sĩ chuyên khoa 1 Đỗ Hà Thành, trưởng khoa nội bệnh viện huyện ĐạHuoai, tỉnh Lâm Đồng, ai mà không biết đến, nhất là các em nhỏ, các cụ già...
  • Cô đã trở thành Thầy Thu*c nhân dân được bệnh nhân và đồng nghiệp vô cùng yêu quý. Bác sĩ quân y ấy là nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang đầu tiên của thời kỳ đổi mới.
  • Ghép tạng thì vất vả hơn nhiều không phải vì kỹ thuật mổ mà là vì phải bảo vệ món quà tặng vô giá này không bị tổn thương, thời gian mổ vô chừng, đối với từng ca bệnh,
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY