Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Con gái được mẹ hiến thận: “Mẹ sinh tôi ra lần thứ 2 trong đời...

“Mẹ tôi đã bất chấp nguy hiểm để cho tôi quả thận với mong muốn con có sức khỏe tiếp tục cuộc sống. Tôi rất tự hào và yêu mẹ nhiều lắm. Mẹ tôi đã sinh tôi ra lần thứ hai trong cuộc đời này…”, chị Trương Thúy An (SN 1990, trú Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam) chia sẻ.
Vừa qua, Bệnh viện Đà Nẵng tiến hành ghép thận thành công giữa bệnh nhân là con gái và người cho thận là mẹ ruột của bệnh nhân.

Trước đó, bệnh nhân Trương Thúy An (SN 1990, trú Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam) bị suy thận giai đoạn cuối và tiến hành chữa trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh nhân An đã có 6 tháng chạy thận nhưng bệnh tình vẫn không đỡ. Thấy thế, bà Tăng Thị Thu (SN 1967, mẹ của An) quyết định hiến thận cho con.

Theo ThS.Bs Đặng Anh Đào – Phó Khoa Nội thận – nội tiết (BV Đà Nẵng), trường hợp bệnh nhân An được phát hiện suy thận giai đoạn cuối hơn 1 năm nay và được tiến hành lọc máu gần nửa năm.

Trước khi được ghép thận, bệnh nhân luôn trong tình trạng thiếu máu và phải nhập viện nhiều lần để truyền máu hoặc dùng Thu*c tạo máu. Ngoài ra, bênh nhân còn có tình trạng huyết áp rất cao, suy tim và khó thở liên tục nên sau một thời gian dài điều trị mới có thể ổn định được sức khỏe.

Trong lúc đó, bác sĩ Bùi Chín, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu (Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết, sau khi hội đủ các điều kiện cần thiết, Hội đồng ghép thận Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành triển khai phẫu thuật lấy và ghép thận cho cặp bệnh nhân thứ hai trong chương trình tái ghép thận của Bệnh viện Đà Nẵng vào ngày 18/9.

Do đây là một cặp ghép cùng huyết thống mẹ con nên khả năng tương thích giữa thận cho và người nhận rất thuận lợi... Sức khỏe của bà Thu lẫn bệnh nhân An đều đã ổn định và được cho xuất viện trong ngày 13/10 vừa qua.

“Sở dĩ ca ghép thận giữa hai mẹ con bà Thu thành công tốt đẹp một phần do mối quan hệ huyết thống gần gũi. Ngoài ra, chị An là bệnh nhân trẻ nên khả năng phục hồi sức khỏe và tái tạo cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, đối với căn bệnh suy thận mãn, sau khi ghép thành công, bệnh nhân vẫn phải thường xuyên được các bác sĩ điều trị theo dõi”, BS Bùi Chín cho biết.

Sau khi được ghép thận thành công và có một thân thể khỏe mạnh, chị An tâm sự trong nước mắt: “Mẹ tôi đã bất chấp nguy hiểm để cho tôi quả thận với mong muốn con có sức khỏe tiếp tục cuộc sống. Tôi rất tự hào và yêu mẹ nhiều lắm. Giờ đây con có nói ngàn lời cảm ơn thì vẫn không thể đủ bởi vì tình mẹ là một thứ tình cảm rất là thiêng liêng. Mẹ tôi đã sinh tôi ra lần thứ hai trong cuộc đời này…”.

Chị An tâm sự thêm, trong thời gian 6 tháng nằm điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, chị An không những thấy được trình độ chuyên môn của các bác sỹ mà còn cảm nhận được sự tận tâm và quan tâm, lo lắng hết mình của các y bác sỹ đối với bệnh nhân.

“Điều đó đã khích lệ và động viên tôi rất nhiều để tôi yên tâm điều trị bệnh. Tôi thật sự rất biết ơn các bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý trong suốt thời gian tôi điều trị bệnh...”, chị An nói.

Còn đối với bà Thu, khi nhìn thấy nụ cười trở lại trên khuôn mặt của con gái, bà rất vui mừng. “Hạnh phúc lớn nhất của người làm cha, làm mẹ là nhìn thấy con mình được khỏe mạnh và vui vẻ”, bà Thu nói.

Trao đổi với phóng viên, Bs.Ck2 Trần Ngọc Thạnh – Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết: Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành triển khai chương trình ghép thận từ năm 2006 và đã ghép được 2 ca thành công. Tuy nhiên, sau do cơ sở vật chất, trang thiết bị cần sửa chữa và tập trung đào tạo ở một số mũi nhọn khác.

Năm 2014, Bệnh viện Đà Nẵng chính thức được Bộ Y tế cho phép triển khai tái ghép thận. Đây là ca thứ 2 thành công trong chương trình tái ghép thận của bệnh viện.

Tính đến hiện tại, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành thực hiện phẫu thuật lấy, ghép 4 ca và tất cả 4 ca này đều cùng huyết thống cha con, chị em và mẹ con. Hiện nay, BV Đà Nẵng đang điều trị cho khoảng 300 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, trong đó hết 80% là đang được chạy thận nhân tạo, còn 20% là thẩm phân phúc mạc.

Hiện tại, Bệnh viện đang còn 9 người đang chờ được ghép thận. Hi vọng thời gian tới, việc ghép tạng mà đặc biệt lĩnh vực ghép thận sẽ được bệnh viện đưa vào hoạt động thường quy trong triển khai thực hiện mới. Đồng thời, cũng hi vọng nhiều người trên địa bàn thành phố sẽ có cơ hội được ghép thận.

Đức Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-con-gai-duoc-me-hien-than-me-sinh-toi-ra-lan-thu-2-trong-doi-19352.html)

Tin cùng nội dung

  • Những bệnh nhân mắc thận nào có thể ghép thận? Ghép thận ở đâu? Chi phí như thế nào… là những vấn đề được rất nhiều người mắc các bệnh về thận quan tâm.
  • Sau phẫu thuật ghép thận, bệnh nhân rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm.
  • Thận của bạn có nguy cơ chịu nhiều rủi ro nếu như bạn đang có một trong những thói quen dưới đây. Hãy cố gắng loại bỏ hoặc hạn chế ở mức có thể để giữ gìn sức khỏe nhé.
  • Em có một người anh bị hư thận, em muốn hiến thận cho anh ấy. Vậy sức khỏe sau khi hiến thận sẽ như thế nào, thưa BS?
  • Với bệnh nhân bị suy thận, bên cạnh việc chạy thận hằng tuần, cách chọn thực phẩm để ăn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe.
  • Không phải trường hợp suy thận nào cũng cần phải ghép. Bởi, nếu xảy ra biến chứng sau ghép hoặc không đủ kinh phí điều trị, người bệnh rất dễ Tu vong.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Tôi thấy một số người phải chạy thận nhân tạo sau khi được ghép thận thì đỡ khổ rất nhiều, khỏe hơn và hạnh phúc hơn… Tôi đã suy nghĩ về việc này rất lâu. Nay tôi có nguyện vọng được hiến một phần thân thể của mình sau khi qua đời, như là hiến giác mạc hay gan, thận... Vậy tôi cần phải có những điều kiện gì hay không, quy trình thế nào? Hiện tại tôi hoàn toàn khỏe mạnh. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Thành - thanh81…@gmail.com)
  • Để có kết quả ghép thận tốt nhất, cần chú ý tới giai đoạn trước ghép với những yếu tố tiên tượng ngoại khoa bao gồm tình trạng dinh dưỡng của người chuẩn bị ghép. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thường gặp tình trạng suy dinh dưỡng do những nguyên nhân:
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY