"nhiều lần chúng tôi phải xuống làm sạch đường cống, có nơi nhà vệ sinh chưa xử lý triệt để, người ta xả thải trực tiếp xuống nhóm công nhân đang làm việc ở dưới", anh ngô chí hùng (48 tuổi, công nhân tại công ty thoát nước đô thị tp.hcm) giọng như sắp khóc khi kể về công việc của mình tại hội nghị chuyên đề "thực hiện cuộc vận động không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước - tiếng nói người trong cuộc".
Hội nghị này do Đảng ủy khối doanh nghiệp TP.HCM và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM (Citenco) tổ chức ngày 5/6.
Theo đuổi công việc này 26 năm, anh hùng không ít lần phải gánh chịu sự thiếu ý thức của một số người dân. anh kể rằng khi làm việc dưới cống hay dưới kênh, công nhân luôn đối mặt với những hiểm nguy trực chờ. đó có thể là mảnh thủy tinh, chai lọ vỡ, kim tiêm, rác thải y tế, thậm chí là phân, nước tiểu người ta thải xuống cống.
"làm dưới cống trăn trở nhiều lắm. trong đó có chất thải như phân, thấm vô người ảnh hưởng nhiều tới da, gây khó chịu, ngứa ngáy, phồng rộp, nhiều khi sưng tấy lên. có khi phải nghỉ hẳn 1 tuần lễ", nam công nhân tâm sự.
Anh nói cách duy nhất để tự bảo vệ bản thân là dựa vào kinh nghiệm để tránh nhưng nơi nghi có rác thải nguy hiểm. Nếu trông vào ý thức người dân thì không biết tới bao giờ.
Anh ngô chí hùng (48 tuổi, công nhân tại công ty thoát nước đô thị tp.hcm), kể về những khó khăn trong nghề. ảnh: nth.
Chị lại hỏi thì họ nói: "tụi tao không vứt vậy, việc đâu tụi mày làm". bực bội nhưng chị chỉ biết nén sự bực tức rồi cặm cụi dọn lại đoạn đường vừa quét.tâm tư của anh hùng không phải là cá biệt. chị trần khánh vân, công nhân dịch vụ công ích quận 1, kể có khi chị vừa quét dọn đoạn đường này xong thì có người vứt rác.
"mình tuyên truyền vận động mạnh mẽ nhưng phải có biện pháp xử phạt thì người dân mới chấp hành tốt hơn", chị vân đề xuất và nói rằng nhiều trường hợp xả rác bị công nhân bắt quả tang nhưng họ phủ nhận, hoặc lờ đi bởi họ không có lý do gì để sợ công nhân môi trường.
"gian nan" là từ anh nguyễn hoàng tiểu long (30 tuổi, công nhân vệ sinh quận 12) dùng để miêu tả công việc thu gom rác của mình.
Anh kể 3 ngày trước, một đồng nghiệp của anh vừa bị xe đụng khi đang quét rác nên nhập viện. 3 năm trước, anh cũng có một người bạn bị ôtô đâm khi đang làm việc. Người này sau đó không qua khỏi. Những câu chuyện ấy cho thấy sự hiểm nguy của công việc này.
Ngoài ra, công nhân thu gom rác nhiều khi cũng đối mặt những tình huống dở khóc, dở cười. anh long kể ngay khu vực gần ubnd quận 12 được bố trí một số thùng rác nhưng nhiều lần những thùng rác này bị bẻ mang đi dù được khoan cố định xuống đường.
"Có lần người dân chứng kiến một xe du lịch tới, người ta xuống nhổ cái thùng rác cho lên xe", anh kể và cho biết tình trạng này nhiều lắm. Trước đây công ty được giao quản lý trên 100 thùng rác, giờ chỉ còn khoảng 40 thùng.
Người dân xả rác trực tiếp ra kênh, rạch. Ảnh: Lê Quân. |
Ông cao văn hiền (công nhân vệ sinh quận 8) nêu một khó khăn khác là nhiều người dân vứt cả bao tải rác vải nặng tới 100 kg ra đường. công nhân không thu gom cũng không được mà thu gom thì rất khó xử lý bởi đơn vị vận chuyển không chịu nhận.
Làm công việc thu gom rác 16 năm, ông Hiền nhận định rằng chế tài xử phạt là giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao ý thức người dân. Các phong trào tổng vệ sinh, thu dọn cũng chỉ diễn ra rầm rộ trong thời gian nhất định chứ không tạo ra thay đổi dài hạn.
Ông nghị các phong trào tổng vệ sinh tại địa phương nên kêu gọi cả học sinh cấp 1, cấp 2 tham gia và coi đây như một giải pháp giáo dục sớm, tạo nền tảng cho tương lai đất nước.
Lắng nghe hơn chục kiến nghị, ông nguyễn văn lưu, phó trưởng ban dân vận thành ủy tp.hcm, tôn vinh sự hy sinh thầm lặng của những công nhân môi trường. ông khẳng định sẽ ghi nhận, truyền đạt những nguyện vọng của công nhân đến ngành chức năng, đồng thời sớm ban hành hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao ý thức người dân.
Hiện, TP.HCM đã duyệt phương án xử phạt vi phạm hành chính qua camera với hành vi xả rác bừa bãi và đang trong quá trình triển khai thực hiện.