Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Những cô bé làm mẹ ở tuổi 13

Mary, 14 tuổi, thường dùng từ bahagia, trong tiếng Malaysia có nghĩa là hạnh phúc khi nói về cuộc hôn nhân của mình.

Người mẹ trẻ măng ôm đứa con 11 tháng tuổi, ngồi trên sàn hành lang ngôi nhà dài của gia đình ở làng Long Menapa, Sarawak. Cô là cư dân của bộ lạc Penan, theo truyền thống là dân du mục, nhưng đã định cư ở ngôi làng này trong các nhà dài và hẹp. Các gia đình quần tụ.

Hồi còn đi học, Mary yêu thích Toán, Khoa học và Tiếng Anh. Cô khát khao thành giáo viên. Nhưng Mary phải gạt giấc mơ đó sang một bên khi kết hôn và mang thai ở tuổi 12.

Và cô chỉ là một trong số hàng trăm đứa trẻ của bộ lạc Penan kết hôn trước tuổi trưởng thành. Từ 2011 đến 2016, Hội đồng tục lệ và truyền thống Sarawak đã ghi nhận 1.472 hôn nhân trẻ giữa những người bản địa Malaysia không theo Đạo Hồi.

Một ngày bình thường của Mary thường sang hàng xóm hay người thân chơi, đợi đến cuối tuần chồng cô trở về từ đồn điền dầu cọ. Chồng cô là Franky Peter, 18 tuổi. Họ kết hôn vào tháng 7/2018, lúc đó tuổi cả hai lần lượt là 12 và 16.

Đôi uyên ương yêu nhau từ đầu năm 2018. Ngày đó Peter sang làng của Mary chơi bóng với bạn bè, sau khi tham quan làng thì gặp Mary. Tôi nghĩa: "Wow, cô ấy thật đẹp. Về nhà tôi không ngừng nghĩ về cô ấy", Peter kể. Sau 5 tháng hẹn hò, chàng trai hỏi cưới Mary.

Ban đầu Mary kiên quyết từ chối vì muốn tiếp tục đi học. "Tôi muốn học lên và không kết hôn nhưng chồng tôi nổi giận. Anh ấy hỏi: 'Tại sao? Bố mẹ chúng ta biết chúng ta ở cùng nhau, với họ chúng ta xem như đã kết hôn", cô chia sẻ.

Mary cuối cùng đã nói đồng ý trước sự kiên trì của Peter, nhưng nhấn mạnh cô "khó chịu với anh".

Sau một đám cưới đơn giản ở nhà thờ, Peter chuyển đến sống với gia đình Mary. Hiện giờ cô nói hôn nhân là một điều tốt đẹp, mặc dù các cuộc hôn nhân trẻ em nhận nhiều phản ứng tiêu cực trên mạng. "Đối với chúng tôi, hôn nhân là tốt đẹp. Đó là đức tin của chúng tôi, rằng Chúa đã chỉ đường, để yêu và kết hôn. Thế là đủ".

Ông của Mary, Tadang Anyop, nhất trí: "Đối với người Penan chúng tôi đây là truyền thống từ thời tổ tiên. Chừng nào hai người còn thích nhau, họ muốn kết hôn, hãy để họ kết hôn".

Đó là một chuyến đi sinh hỗn loạn. Mary lên đường đến bệnh viện cùng với cha, chồng, chị gái và bà nội chồng. Nhưng bệnh viện cách 270 km, mất 6 giờ lái xe. Họ đã không kịp đến viện và con Mary sinh con trên chiếc xe chật chội. Bà nội chồng đã cắt dây dốn bằng chiếc kéo mang vội từ nhà, trong khi xe cấp cứu chờ ở điểm hẹn gần nhất.

"Mọi thứ cảm thấy như mờ ảo", Mary nói. Nhưng không có căng thẳng trong suốt quá trình. Cô đã "rất hạnh phúc khi có con và sau khi sinh cảm thấy nhẹ nhõm vì cơn đau đã qua".

Người Penan coi sinh con là một phước lành, ngay cả với các vợ chồng trẻ.

Trở thành cha mẹ như một cơn gió lốc với Mary và Peter. Tình yêu của họ dành cho con trai rất rõ ràng, từ cách họ đặt tên con là "Malaikat" (nghĩa là thiên thần), đến điện thoại đầy ắp ảnh con.

Tuy nhiên một tháng sau sinh, cặp vợ chồng đã để em họ của Mary nuôi đứa bé vì người này không thể thụ thai sau 2 năm kết hôn. May mắn người em họ sống trong ngôi nhà dài cạnh đó và Mary có thể nhìn thấy con bất cứ khi nào.

Mặc dù muốn có thêm con, vợ chồng Mary sẽ Tr*nh th*i đợi tới khi cô 18 tuổi và sẵn sàng nuôi dạy một đứa trẻ. Còn hiện tại Mary hi vọng trở lại trường học, song nói rằng không chỉ một mình cô có thể quyết định việc này.

"Tôi cũng muốn nhưng nó cũng thuộc về chồng tôi. Tôi không chắc. Bởi vì ngay cả khi tôi muốn, chồng tôi có thể không", cô nói.

Theo Vnexpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/nhung-co-be-lam-me-o-tuoi-13-20200623102243954.htm)

Tin cùng nội dung