Là một blogger viết về cuộc sống làm vợ (the wifey life), tôi có một cộng đồng những độc giả là những cô vợ trẻ ở việt nam cũng như ở nước ngoài. tết năm nay sẽ khác những tết năm xưa khi dịch covid-19 “đóng băng” cả thế giới khiến cho “ai ở đâu thì yên vị chỗ đấy”; việc được về nhà đón tết đã là chuyện không thể.
Vì thế, tôi hai bài báo về những câu chuyện lấy chồng Tây để khắc họa bức tranh đón Tết, tâm khảm của của những cô vợ Việt ở nước ngoài khi cố gắng gìn giữ phong tục tập quán và giá trị văn hóa của một cái Tết cổ truyền Việt Nam nơi xứ người. Tất cả đều có chỉ mong chia sẻ tâm trạng chung của nỗi nhớ nhà da diết khi Tết về.
Cầu chúc một năm mới vạn sự bình an và sức khỏe dồi dào đến tất cả mọi người. Ước mong cho đại dịch chóng qua và mình sẽ lại được quây quần cùng gia đình đón những ngày xuân rộn ràng tại Việt Nam.”
Lan Hương |
Đã 9 năm sinh sống và làm việc trên đất nước Mỹ, Tết năm ngoái là cái Tết đầu tiên mà Lan Hương – cô gái mạnh mẽ 31 tuổi này – được trở về nhà, đón Tết cùng gia đình tại mảnh đất Sài Gòn.
Hương chia sẻ: “Mỗi năm vào khoảng thời gian này, lòng mình lại chộn rộn. Mình nhớ quay quắt cái không khí chuẩn bị đón Tết ở Sài Gòn, khi đi biếu quà cho bà con thân quyến, và khi cùng ba đi đến vườn chọn một cây mai mang về trang trí nhà ngày Tết. Mỗi khi nhắc về những điều bình dị này, mình lại thấy nhớ ba thật nhiều.”
Có lẽ không có nỗi cô đơn nào bằng nỗi cô đơn khi xa nhà, xa cha mẹ ruột của những người con gái sống gắn bó với gia đình từ tấm bé.
Gạt đi nỗi buồn, Hương kể về những kỉ niệm vui năm ngoái khi được về nhà đón Tết, được đi du lịch Vũng Tàu – Long Hải cùng gia đình và được bé lại trong tình yêu thương của cha mẹ. Hương cười hạnh phúc khi nhắc về việc sắm sửa quần áo mới cho gia đình để đón Tết, về buổi sáng rộn ràng với tiếng xe cộ, tiếng nhạc xuân ngân vang ở khu ông Tạ nơi Hương ở.
Đối với Hương, cái hồn của Tết chỉ bình dị và nhẹ nhàng như thế.
Hương và con trai nhận chữ từ thầy đồ tại Bình Quới |
Hương họp mặt bạn bè ngày Tết 2020 ở Sài Gòn |
Năm 2020 đi qua với sự ảnh hưởng toàn cầu của đại dịch Covid đã làm thay đổi cuộc sống quen thuộc của mọi người, mọi nhà.
“Mình vẫn sẽ cố gắng giữ sự lạc quan và niềm tin ở phía trước. Cầu chúc một năm mới vạn sự bình an và sức khỏe dồi dào đến tất cả mọi người. Ước mong cho đại dịch chóng qua và mình sẽ lại được quây quần cùng gia đình đón những ngày xuân rộn ràng tại Việt Nam.” Hương mỉm cười đầy hi vọng.
Tròn 10 năm Vy Lê ăn Tết xa nhà khi sinh sống và làm việc ở “Xứ sở chuột túi”. 30 tuổi với nụ cười ấm áp, giản dị, Vy Lê đang làm dịch vụ tổ chức tiệc tang lễ và sinh sống cùng chồng ngoại quốc ở Úc. Năm nay cảm xúc của Vy (tên thường gọi) có một chút khác khi có “bạn cùng nhà” sẻ chia và cùng Vy trang trí nhà cửa, chuẩn bị đón Tết.
Mỗi năm, cộng đồng người Việt ở Úc vẫn tổ chức lễ tết và hội chợ. Nếu có thời gian tham dự, thì mọi người vẫn cảm nhận được phần nào không khí Tết cổ truyền xung quanh. Thế nhưng năm nay, để phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nên mọi hoạt động đều bị hủy. Chính phủ Úc nghiêm cấm tụ tập và giới hạn số lượng chỉ 5 người đến thăm trong một hộ gia đình.
Hiện tại, nước Úc đang bước vào hè. Thời tiết năm nay cũng khá thất thường khi có những ngày, Úc có đến bốn mùa trong một ngày; vì thế, Vy cũng có dịp cảm nhận được một chút không khí se lạnh buổi sớm, nhắc Vy nhớ về tiết trời mùng 1 Tết ở Sài Gòn.
Vy chia sẻ: “Tết năm nay ngày 12.2 dương lịch, là thứ Sáu cuối tuần, nên Vy cùng chồng sắp xếp ăn trưa cùng nhau. Hai vợ chồng cũng dành thời gian để trang hoàng nhà cửa và chuẩn bị bánh mứt, trái cây mang hương vị ngày Tết. Cuối ngày thì gọi điện thoại (video call) cho bố mẹ ở Việt Nam và quay cho cả nhà cùng xem.”
Vy và chồng cùng gia đình |
Vy bảo rằng Vy cảm thấy hạnh phúc khi gia đình, người thân và bạn bè đều khỏe mạnh, bình an trong cơn đại dịch. Vy hy vọng dịch bệnh sẽ được đẩy lùi và những người con xa xứ sẽ được trở về quê hương đón Tết năm sau. |
Cô gái giản dị và xinh tươi này lại bồi hồi nhớ về những kỉ niệm ngày Tết ở Việt Nam cùng gia đình. Vy kể: “Gia đình Vy ở Việt Nam có truyền thống dọn dẹp nhà cửa, sơn phết lại mọi thứ. Mỗi người trong gia đình còn có riêng cho mình một chiếc áo phông dính đầy sơn để làm kỉ niệm.” Kể đến đây thì Vy ngậm ngùi, nhưng vẫn mỉm cười.
Vy bảo rằng Vy cảm thấy hạnh phúc khi gia đình, người thân và bạn bè đều khỏe mạnh, bình an trong cơn đại dịch. Vy hy vọng dịch bệnh sẽ được đẩy lùi và những người con xa xứ sẽ được trở về quê hương đón Tết năm sau.
Tết về tôi và những cô vợ việt xa xứ cầu chúc mọi người một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự bình an. mong dịch bệnh được đẩy lùi để tết năm sau, những đứa con xa xứ lại được trở về nguồn cội quê hương việt nam đón tết sum vầy bên gia đình.
Mỗi câu chữ tôi viết ra đây là một cái chạnh lòng khi tôi thấy chính mình qua những chia sẻ của những cô vợ Việt đi xa. Có đi xa thì mới học được nỗi nhớ nhà, mới thấu được bài học gia đình, bài học quê hương, nguồn cội.