Bệnh bạch cầu là một thuật ngữ chung để chỉ nhiều loại bệnh ung thư máu. Như tên bệnh đã chỉ ra, bệnh bạch cầu nguyên bào lymphocytic cấp (ALL) là một loại bệnh bạch cầu cấp tính, trái ngược với bệnh mãn tính, nghĩa là bệnh có xu hướng tăng triển và cần được điều trị kịp thời.
ALL tác động đến tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu. Ở người khỏe mạnh, những tế bào này được tạo ra trong tủy xương, đầu tiên là những tế bào non được gọi là nguyên bào lympho; sau đó trở thành tế bào lympho và sau đó di chuyển trong máu để chống lại vi trùng. Tuy nhiên, ở những người bị ALL, các tế bào này không phát triển đúng cách và thay vào đó vẫn ở dạng nguyên bào lympho.
Vấn đề là việc sản sinh quá mức các tế bào lympho còn non (hay nguyên bào lympho) này có nghĩa là không có đủ chỗ trong tủy xương cho các loại tế bào bạch cầu khác. Các tế bào hồng cầu (mang oxy) và tiểu cầu (rất quan trọng cho quá trình đông máu) cũng bị đám đông đẩy bật ngoài.
Việc sản sinh tế bào bình thường bị gián đoạn có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, bao gồm thiếu máu, nhiễm trùng và bầm tím hoặc chảy máu bất thường.
Là một bệnh ung thư máu, ALL có thể khá dễ dàng lan đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm hạch bạch huyết, gan, lách và não. Không giống như các ung thư khác bắt đầu dưới dạng một khối rắn (khối u), ALL được gọi là khối u "lỏng" vì nó nằm trong máu và có thể di căn khắp nơi.
Di căn thường xảy ra thậm chí trước khi bệnh nhân được chẩn đoán, nhưng điều này không có nghĩa là tiên lượng luôn xấu. ALL là loại ung thư hay gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng 98% trẻ em có chẩn đoán bệnh sẽ thuyên giảm chỉ trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu điều trị. Khoảng 90% số trẻ này sẽ được chữa khỏi.
Những con số có phần khác đối với người lớn bị ALL. Khoảng 80-90% bệnh nhân ALL người lớn sẽ thuyên giảm; nhưng khoảng một nửa cuối cùng sẽ tái phát.
ALL là ung thư tương đối hiếm gặp. Khả năng một người bị bệnh này trong đời là 1/1000, so với nguy cơ mắc ung thư vú suốt đời của phụ nữ là 1/8.
Bất cứ ai cũng có thể bị ALL, nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ em và người lớn trên 50 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Các rối loạn di truyền bao gồm hội chứng Down và hội chứng Bloom làm tăng nguy cơ, cũng như việc tiếp xúc với bức xạ và một số hóa chất như benzen.
Thường thì đột biến di truyền không phải là nguyên nhân gây ALL. Tuy nhiên, đột biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời của mỗi người khi các tế bào phân chia và tái tạo. Nhiều bệnh nhân ALL có một đột biến mắc phải được gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia, là một dạng chuyển đoạn (khi ADN từ một nhiễm sắc thể bị đứt ra và gắn vào một nhiễm sắc thể khác).
Các triệu chứng của ALL liên quan việc căn bệnh này cản trở quá trình sản sinh bình thường các tế bào máu cần thiết. Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, bao gồm cả những người bị ALL, sản sinh quá mức các tế bào bạch cầu non/bất thường, hậu quả là cản trở sản sinh các tế bào bạch cầu khỏe mạnh cũng như các tế bào hồng cầu và tiểu cầu.
Thiếu các tế bào bạch cầu khỏe mạnh có thể dẫn đến sốt không rõ nguyên nhân hoặc thường xuyên nhiễm trùng. Thiếu hồng cầu có thể gây kiệt sức bất thường, xanh xao và chóng mặt. Và quá ít tiểu cầu dẫn đến dễ bị bầm tím và máu sẽ khó đông hơn khi bị thương.
ALL cũng có thể gây đau xương khớp, đổ mồ hôi ban đêm, đau hoặc đầy dưới xương sườn hoặc thở đau.
Vì các triệu chứng không quá đặc hiệu nên bước đầu tiên để chẩn đoán bất kỳ bệnh bạch cầu nào là xét nghiệm máu. Những người bị ALL thường có số lượng tế bào bạch cầu cao bất thường (mặc dù đây không phải là những tế bào bảo vệ/khỏe mạnh) và số lượng hồng cầu và tiểu cầu thấp.
Nếu xét nghiệm máu cho thấy khả năng mắc bệnh bạch cầu, thì bước tiếp theo thường là chọc hút và sinh thiết tủy xương. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để lấy mẫu tủy xương lỏng và một lượng nhỏ tủy xương, có thể là từ xương chậu. Những mẫu này sau đó được phân tích cùng với mẫu máu để xác định có bị bệnh bạch cầu hay không và nếu có thì đó là ALL hay loại khác.
Nếu bị ALL, bác sĩ sẽ cho biết bạn mắc loại thứ type nào. Có hai loại thứ type chính: bệnh bạch cầu nguyên bào lympho tế bào B và bệnh bạch cầu nguyên bào lympho tế bào T. Loại tế bào B tác động đến tế bào lympho B, là những tế bào bạch cầu dọn dẹp sau khi tế bào T tấn công virus hoặc vi khuẩn. Hầu hết những người bị ALL đều là type tế bào B.
Với ung thư máu, không có khối u rắn để phẫu thuật cắt bỏ như ung thư vú hoặc ung thư phổi. Do đó phương pháp điều trị đầu tay tiêu chuẩn thường là hóa trị.
Hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng tái tạo. Bệnh nhân ALL thường cần yêu cầu ba giai đoạn hóa trị, theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester. Giai đoạn đầu tiên để tiêu diệt các tế bào bạch cầu trong máu và tủy xương và đưa số lượng tế bào máu trở lại bình thường. Giai đoạn hai nhằm loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa tái phát. Giai đoạn ba, giai đoạn duy trì, thường dùng liều hóa trị thấp hơn nhưng mất vài năm để hoàn thành.
Một số bệnh nhân ALL có thể thích hợp với xạ trị hoặc liệu pháp hướng đích. Xạ trị sử dụng liều cao tia X hoặc các hạt khác để tiêu diệt ung thư. Liệu pháp hướng đích là Thu*c, thường bằng đường uống, nhằm vào một phần cụ thể của tế bào ung thư và không đụng chạm đến các mô khỏe mạnh. Khoảng 1/4 số bệnh nhân ALL người lớn mang nhiễm sắc thể bất thường gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia, thích hợp cho các loại Thu*c điều trị hướng đích như imatinib (Gleevec), khi kết hợp với hóa trị, thường rất hiệu quả.
Theo Cẩm Tú/Dân trí
Chủ đề liên quan:
sống khỏe