Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những điều cần làm khi mắc chàm

Chàm là bệnh da phổ biến và thường gặp, có trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, bệnh chàm chiếm 25% tổng số bệnh ngoài da.

Chàm không là bệnh nguy hiểm gây ch*t người nhưng nếu ai bị chàm (kể cả trẻ nhỏ và người lớn) thì đều có cảm giác chung là khó chịu, ảnh hưởng không ít tới thẩm mỹ và sinh hoạt thường nhật.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm phát sinh do 2 yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên. Cơ địa thì có thể do gia đình bệnh nhân có người bị chàm. Dị ứng nguyên là do người bệnh dùng các Thu*c hay gây phản ứng phụ, do ngành nghề, dùng mỹ phẩm, nước hoa, Thu*c nhuộm tóc, ăn các thực phẩm gây kích ứng...

Bệnh chàm gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh chàm gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sinh hoạt của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết

Chàm là một bệnh da không lây truyền. Nó có thể là cấp, bán cấp hay mạn tính. Triệu chứng dễ thấy và điển hình là người bệnh thấy ngứa, xuất hiện mụn nước. Bệnh tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hoặc tái phát. Trong giai đoạn cấp tính, chàm đặc trưng bởi hồng ban, phù, xuất tiết thanh dịch giữa các tế bào thượng bì và thâm nhiễm viêm ở lớp bì, chảy dịch, tạo nang và đóng vảy. Giai đoạn mạn tính có hiện tượng lichen hóa hoặc dày sừng hoặc cả hai, bong da, tăng hoặc giảm sắc tố hoặc cả hai. Ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh biểu hiện ban đầu là da khô, tróc vảy nhẹ và đôi khi có dày sừng lỗ chân lông sau đó xuất hiện các mụn nước li ti. Thông thường tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp của tứ chi.

Những người bị chàm trên da thường thấy có những mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ. Bệnh thường tiến triển theo 5 giai đoạn, phản ánh tình hình biến chuyển của mụn nước, mỗi đợt có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần. Các mụn nước điển hình của bệnh chàm thường phát sớm trên nền da đỏ, có khi tràn ra vùng da lành. Kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, đôi khi to bằng bọng nước. Mụn nước nhỏ rất nông, chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng chi chít, dày đặc. Trên một mảng chàm, do có nhiều đợt liên tiếp, mụn nước ở nhiều giai đoạn khác nhau. Khi bệnh nhân gãi nhiều, mụn nước bị vỡ dập, chảy nước vàng.

Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ mắc bệnh chàm.

Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ mắc bệnh chàm.

Điều trị như nào?

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp ngoại hình của bệnh nhân. Chính vì vậy, chúng ta không được xem thường căn bệnh này và việc tìm ra cách phòng và điều trị bệnh chàm hiệu quả đóng vai trò quan trọng và bức thiết. Giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị bệnh chàm hiện nay là điều trị nguyên nhân gây bệnh để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc kết hợp dùng Thu*c uống với Thu*c bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cần có biện pháp để hạn chế bệnh thêm trầm trọng, cụ thể: Nếu bệnh nhân mắc phải một số bệnh là tác nhân gây ra chàm cần tích cực chữa song song với điều trị bệnh chàm; Nếu bệnh nhân bị dị ứng với một số loại thực phẩm, thức ăn hay một số vật nuôi thì nên hạn chế ăn và tiếp xúc càng ít càng tốt; Nếu chế độ ăn uống thiếu hợp lý khiến cơ thể bị nhiệt gây ra bệnh thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm có tính nóng, các loại gia vị cay nóng.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải bệnh chàm, không phân biệt độ tuổi, giới tính, chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh càng trở nên cấp thiết:

Đối với những người trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh chàm cần chủ động phòng ngừa ngay từ đầu để đảm bảo cơ thể tránh xa những nguyên nhân gây bệnh như: các thực phẩm dễ gây dị ứng, chế độ ăn uống thiếu hợp lý gây nhiệt cơ thể, không nên lựa chọn những nghề nghiệp dễ mắc bệnh như làm nguyên liệu cao su, sơn xe...; Uống đủ nước mỗi ngày, đây là biện pháp rất đơn giản, dễ thực hiện mà rất hiệu quả. Nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn cần uống 2-2,5 lít nước. Có chế độ ăn uống hợp lý: các thực phẩm có tính mát (rau má, bí đao, bí đỏ, đậu xanh), trái cây và rau củ tươi và hạn chế những thức ăn có tính nóng, nhiệt dễ gây bệnh. Cần cẩn thận trước những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng (hải sản, gà, vịt xiêm, mắm); Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả. Giữ vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng. Khi có dấu hiệu bị bệnh, cần liên hệ ngay bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời để bệnh nhanh khỏi và dứt điểm.     

BS. Vũ Thị Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-lam-khi-mac-cham-n187393.html)
Từ khóa: mắc chàm

Chủ đề liên quan:

mắc chàm

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY