Phóng sự hôm nay

Những hiệp sĩ thiên nhiên

Đất lành thì chim đậu. Điều đó mãi luôn đúng và thực tế hơn với những tấm lòng cao cả bảo vệ các loài cò, vạc của không ít người dân trở thành cha mẹ của cò, vạc.

Những việc làm ý nghĩa, không công của họ được suy tôn, ghi nhớ và thật sự họ là những “hiệp sĩ” thiên nhiên.

Nếu không tận mắt nhìn thấy những tên “cò tặc” dùng súng tự chế bắn cò, bắn nhầm vào cả người dân ở đông xuyên (yên phong - bắc ninh) thì tôi chưa dám tin lại có những người dũng cảm vì chim trời đến vậy. nơi đây có vài chục nghìn con, đậu trắng trong khu vực vườn - đầm có trồng tre. đó là một cái nhà lớn của cò, vạc - một điểm đến của người dân trong vùng. nhưng đó cũng là “tâm điểm” để bọn săn bắt chim trời nhòm ngó. chúng đặt bẫy ở xung quanh vườn cò, bị đuổi, chúng ra cánh đồng cạnh đó đặt bẫy rồi dùng lưới giăng, dùng súng bắn. cũng có nhóm liều lĩnh đến sát vườn nã súng. cò mẹ mà ch*t thì cò con cũng... toi. một kiểu kiếm ăn ác độc mà nhiều kẻ đã nghĩ ra khiến người dân căm thù. họ vận động nhân dân cùng đoàn kết bảo vệ. bởi chỉ cần lơ là, mất cảnh giác là sẽ hoàn toàn... bốc hơi.

Cán bộ thôn thăm vườn cò Đông Xuyên (Bắc Ninh).

Một bà mẹ già có tấm lòng cao cả, gần 60 năm bảo vệ được nhiều người ca ngợi. đó là bà vũ thị khiêm ở thôn dừa lễ, xã hải lựu, sông lô - vĩnh phúc. sống khổ, túng thiếu nhưng những gì bà khiêm cống hiến vì các “con” (bà gọi cò, vạc bằng con) không giấy bút nào ghi nổi. vì “chung tình” với cò mà bà từ chối những lời mời bán rất hời. “bán đi là hết, chẳng còn mẹ con gì sất!”. người mẹ già đã nói thế khi nhiều người lắm của đến gạ gẫm. những lời tuyên ngôn, cương quyết của bà đã làm nản lòng nhiều người. một số còn thuê người càn quấy với ý đồ làm cho bà chán cò mà chuyển nhượng lại. nhưng không, bà đã “tóm” được không ít gã giở trò với những đứa con thân yêu của mình. đó là những lần bà dùng mưu. khi phát hiện động trên vườn cò, bà giả là người đi lấy củi hoặc chăn bò mon men lại gần đối tượng rồi hỏi những câu vu vơ như: “các cháu đi chơi à, đi bắn cò à, chim nhiều quá nhỉ...”. kẻ săn trộm mải ngắm bắn, chẳng để ý đến bà già. khi tiếp cận được đối tượng, bà khiêm bất ngờ lấy tay quàng vào dây súng, quấn vào cánh tay 1-2 vòng. bà khiêm kể: “nếu nắm vào súng thì chúng nó giật được ra ngay, nhưng tôi quàng tay vào dây thì chúng nó không giẫy ra được”.

Có một người suýt mất mạng vì bảo vệ cò, đó là ông phạm văn của ở bản thọ liên, xã kiên thọ, ngọc lặc - thanh hóa. cũng như nhiều chủ vườn khác, ông được không ít “đại gia” tận hà nội xuôi vào đòi tậu để đầu tư du lịch nhưng ông một mực từ chối. suốt 30 năm qua, vạt đồi đất đỏ nơi ông sinh sống là vùng đất lành nên cò về làm tổ rất nhiều. và khu vườn - đầm có các cây: tre, nứa, vầu, lim, trà khế, gỗ ngát... trở thành một cái tổ khổng lồ, ấm áp cho hơn 30 nghìn cò, vạc. có một điều lạ là xung quanh khu vườn - đầm có rất nhiều cây cối xanh tốt nhưng cò không đậu ở đó mà chỉ đậu vào đúng những cây mà ông của đã trồng. thậm chí, qua quan sát, ông của còn khẳng định chúng không đậu sang cây nhà khác, dù là cây đó quệt hẳn vào cây nhà mình.

Chứng kiến những bước thăng trầm của đời cò, nhưng chính bản thân ông Của cũng sống đạm bạc, thăng trầm và có phần tội nghiệp. Nhưng ông vui tính và lạc quan. Cả đời chưa bao giờ được động đến món tiền vài chục triệu đồng, vậy mà từ chối 10 tỷ đồng để giữ cò. Sự gan lì của ông bị một số người không hiểu cho là gàn dở, là điên. Ông Của khẳng định mình không điên, mà chỉ “điên tiết” khi những kẻ dã tâm đến bắn cò. Một lần, chúng suýt nữa cướp mất mạng sống của ông. Đó là một đêm, phát hiện những ánh đèn pin ở vườn cò, ông Của gọi các con và hàng xóm dậy giúp đỡ. “Cò tặc” rút lui, trưa hôm sau chỉ có mình ông, chúng lại kéo đến. Thấy tiếng súng nổ, ông Của vác dao vào vườn. Nhìn thấy xác những con cò trắng đã được chúng buộc thành chuỗi, lòng ông xót xa hét lên: “Chúng mày dám giết cò của tao”. Chúng hét lại: “Cò này là của trời, không phải của lão”. Ông Của lao vào giằng súng của chúng, 12 tên hò nhau đánh hội đồng một ông già. Đánh ông tơi tả, vãi máu đầu, rồi chúng bỏ chạy. Người dân nghe thấy tiếng ông kêu cứu chạy đến thì việc đã rồi. Không tóm được tên trộm nào, còn chủ vườn bị ốm liệt cả tháng trời.

Ông Lê Văn Huy, cán bộ vườn cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện, Hải Dương) khảo sát phương án bảo vệ cò.

Phải khẳng định, những cánh chim trời đã làm cuộc sống của con người đẹp hơn. Thậm chí, những cánh cò đã đi vào ca dao, tục ngữ, vào lời mẹ ru con, “ngấm” sâu trong đời sống tinh thần của con người. Thế nhưng, sự thô bạo, thói vô tình, hám lợi của một bộ phận người đã tìm cách săn bắt cò, vạc bằng mọi giá. Nhiều người cho rằng, đối xử thô bạo với thiên nhiên là thô bạo với chính cuộc sống của mình. Tiếc rằng, ở ngay đường phố Hà Nội và một số tỉnh thành khác, người ta ngang nhiên bán chim trời săn bắt được từ các cánh đồng, các khu rừng. Thậm chí có vùng chuyên cung cấp đặc sản chim trời như xã Nhật Tân (Kim Bảng - Hà Nam), xã Bùi Xá (Đức Thọ - Hà Tĩnh), Chợ Vinh, chợ Quán Lau, chợ Quán Bánh, chợ Nghi Ân... (TP Vinh). Ở huyện Ba Vì, Hà Nội cũng có một vườn cò, mà mấy năm trước đây dư luận xôn xao vì ông chủ bán dần thịt cò lấy tiền, chiều lòng khách. Những chú chim vẫn đang tận hiến đời chúng cho con người thì lại phải làm mồi nhậu cho dân nhậu. Những chú chim yêu đời, yêu đất, tưởng đất lành đậu xuống, nhưng gặp người dữ, thế là thành “đất lành chim ch*t”. Thật xót xa!

Bà mẹ vườn cò Hải Lựu - Vũ Thị Khiêm.

Nhìn chim, cò bị xẻ thịt, tôi càng thấy thán phục những người đã dám chê tiền, chê cuộc sống giàu sang để đổi lại được sống với cò. tôi đặc biệt cảm phục anh hai lúa nguyễn văn ký - chủ hồng ký, phường long thạnh mỹ (quận 9 - tp. hồ chí minh) đã từ chối 7.000 lượng vàng để giữ 3ha vườn với hơn 10 ngàn con cò. “bán mà mần chi, bán là có tội với thiên nhiên, với tổ tiên. ở đây, chính quyền cho bán vé nhưng tui không làm. bởi cò đi từ sáng sớm, 5 giờ chiều mới về, thu vé làm chi”, anh ký đã tâm sự vô tư như thế.

Tôi cũng cảm phục anh chàng quê lúa Tô Văn Luyến - thôn Các Già, xã Tây Giang, Tiền Hải - Thái Bình và hàng chục “hiệp sĩ” khác nữa. Xin nhắc lại lời anh Luyến: “Bán cò, bắt cò ăn thịt ư? Không bao giờ. Tôi không làm được điều tồi tệ đó”. Đó là một câu nói chung mà rất nhiều “hiệp sĩ” được hỏi đã trả lời. Không quá lâu, nhưng đã 13 năm nay anh Luyến nâng niu, chăm sóc cho những chú cò trong khu vườn rộng nhà mình. Qua trò chuyện, anh Luyến cho hay, ở vùng quê này, trong khu vườn này, đàn cò không bị xâm hại bởi người dân rất có ý thức bảo vệ. Nhưng không thể đảm bảo được là chúng không bị bắt ở những cánh đồng khác trong lúc kiếm ăn.

Thế mới biết, gìn giữ chim trời là việc không hề đơn giản. Và với sự săn tìm nghiệt ngã, với công nghệ săn bắt ngày càng tiên tiến như hiện nay, mỗi ngày có đến hàng trăm chú chim thiệt mạng. Chẳng biết những tấm lòng cao cả, những người quyết tâm một lòng vì cò sẽ trụ được bao lâu nữa bởi họ cũng sẽ già, sẽ không đủ sức để bảo vệ. Nhưng tôi thầm cảm ơn họ, vì ít nhất trong những năm tháng này, người dân chúng ta vẫn được nhìn ngắm những cánh cò lãng mạn bay dập dờn trên đồng xa. Nếu họ cũng buông xuôi, dễ dao động thì hẳn là chẳng bao lâu nữa sẽ không còn một dáng cò nào bay trên bầu trời bao la rộng lớn kia.

Bài, ảnh: Ngô Hải Miên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-hiep-si-thien-nhien-n155004.html)

Chủ đề liên quan:

bảo vệ loài cò vườn cò

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY